'Check-in' những địa điểm 'hot' ở TP.HCM dịp Tết
Phố ông đồ, vườn mai vàng (Lễ hội Tết Việt); đường hoa Nguyễn Huệ; Hội hoa xuân Tao Đàn; Bến Bình Đông... là những địa điểm "check-in" không thể bỏ qua ở TP.HCM dịp Tết.
Chào đón Tết Giáp Thìn 20, TP.HCM có nhiều địa điểm lý tưởng phục vụ người dân, du khách vui chơi, tham quan dịp Tết. Có thể kể đến phố ông đồ, vườn mai vàng (Lễ hội Tết Việt); đường hoa Nguyễn Huệ; Hội hoa xuân Tao Đàn; Bến Bình Đông...
Lễ hội Tết Việt
Phố ông đồ, vườn mai vàng cùng không gian nghệ thuật đặc sắc nằm trong Lễ hội Tết Việt Giáp Thìn 20 với chủ đề “TP.HCM - Thành phố tôi yêu” là một trong những địa điểm không thể bỏ qua tại TP.HCM dịp Tết.
Lễ hội Tết Việt năm nay diễn ra từ ngày /1 -14/2 (nhằm ngày 14 tháng Chạp đến Mùng 5 Tết).
Trong đó, phố ông đồ được đầu tư công phu và bài bản về cả hình thức lẫn nội dung, với hơn 50 ông đồ trẻ - những người yêu nghệ thuật thư pháp - sẽ bày mực tàu giấy đỏ, những vật dụng trang trí gợi nhớ Tết xưa dọc theo mặt tiền đường Phạm Ngọc Thạch, Nguyễn Thị Minh Khai.
Cạnh đó là không gian nghệ thuật sắp đặt sắc màu ngày Tết nằm bên ngoài khuôn viên Nhà Văn hóa Thanh Niên với những gốc mai bao phủ mặt tiền đường Phạm Ngọc Thạch.
Ngoài ra, lễ hội còn có nhiều không gian đặc sắc khác để phục vụ nhu cầu vui chơi, chụp hình của người dân.
Đường hoa Nguyễn Huệ
Đường hoa Nguyễn Huệ Tết Giáp Thìn chính thức mở cửa phục vụ nhu cầu du xuân, thưởng ngoạn của người dân thành phố và du khách từ 19h ngày 7/2 (28 tháng Chạp âm lịch) đến 21h ngày 14/2 (mùng 5 Tết).
Năm nay, đường hoa nổi bật với 3 linh vật rồng tại đại cảnh cổng chào (giao lộ Nguyễn Huệ - Lê Lợi), cổng kết (giao lộ Nguyễn Huệ - Tôn Đức Thắng).
Linh vật rồng Tết Giáp Thìn lập kỷ lục kích thước con giáp từng xuất hiện trên đường hoa, vượt qua Nhâm Thìn 2012 và hổ sỏi Nhâm Dần 2022, với chiều dài linh vật vượt 100m.
Đây cũng là lần đầu tiên, cây hoàng kim làm từ những bàn tay của các nghệ nhân chế tác Việt Nam xuất hiện trên đường hoa.
Đường hoa năm nay ứng dụng AR khi chụp ảnh. Đây là sự kết hợp giữa Saigontourist Group và JK Technologies, giúp khách tham quan có được trải nghiệm thú vị khi quan sát và chụp ảnh đường hoa thông qua app Seensio Go.
AR có thể trải nghiệm tại ba đại cảnh chính của đường hoa, gồm cổng chào “Lưỡng Long Triều Liên”, đại cảnh “Thuyền Hoa Xuân” và cổng kết “Nhất Đại Thăng Long”.
Hội hoa xuân Tao Đàn
Hội hoa Xuân lần thứ 44 tại công viên Tao Đàn, quận 1 diễn ra trong 10 ngày (6 - /2/20), nhằm ngày 27 tháng Chạp Quý Mão đến hết Mùng 6 Tết Giáp Thìn.
Với chủ đề “Xuân yêu thương - Tết sum vầy”, các thiết kế, cảnh quan tại Hội hoa Xuân mang đậm chất nghệ thuật, giàu ý nghĩa dân gian gắn với các tác phẩm nghệ thuật độc đáo, mới lạ, đặc sắc.
Nổi bật là hình ảnh lưỡng long bên cạnh là nền hoa rực rỡ tượng trưng cho sự phồn vinh, viên mãn. Trục hồ dài tái hiện sự tích “cá chép hóa rồng”.
Đó còn là mâm ngũ quả linh vật của năm, được nghệ nhân tỉ mỉ kết tạo tượng trưng cho mùa màng bội thu, sự sum vầy sung túc. Hay hình ảnh tuyến tàu điện metro sẽ đưa du khách lên những chuyến tàu tham quan, chiêm ngưỡng kỳ hoa dị thảo...
Hội hoa Xuân còn có các tiểu cảnh của "Xuân yêu thương", Tháp Chàm, nhiều tác phẩm nghệ thuật độc đáo mới lạ như: Mai vàng đặc sắc đến từ các nghệ nhân của TP.HCM và các tỉnh miền Đông, Tây Nam bộ; bộ sưu tập hoa sứ nghệ thuật, sứ ghép và sứ bông kép nhiều màu do các nghệ nhân Việt Nam lai tạo...
Chợ hoa xuân “Trên bến dưới thuyền”
Chợ hoa xuân “Trên bến dưới thuyền” tại Bến Bình Đông, quận 8 là một trong 19 sự kiện văn hóa, nghệ thuật, lễ hội tiêu biểu được tổ chức thường niên tại TP.HCM.
Năm nay, chợ hoa xuân quy tụ hơn 660 nhà vườn từ các tỉnh Bến Tre, Vĩnh Long, Tiền Giang, Đồng Tháp, Long An và TP Đà Lạt tham gia kinh doanh trưng bày sản phẩm, chủng loại cây phong phú mới lạ phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân.
Điểm nổi bật của chợ hoa xuân năm nay là con đường nghệ thuật Gốm Đỏ của tỉnh Vĩnh Long. Đó còn là không gian hoa đặc sắc của TP Đà Lạt, tạo nên quần thể biến tấu đa dạng kết hợp từ nhiều loài hoa đặc sắc.
Hay các gian nhà chung giới thiệu, trưng bày các sản phẩm đặc trưng vùng miền được thiết kế đẹp, lạ như các loài hoa khoe sắc của huyện Chợ Lách (Bến Tre), thanh long vàng (Vĩnh Long), quýt hồng (Lai Vung), xoài Cao Lãnh (Đồng Tháp), rau củ quả (Đà Lạt)…
Trong khuôn khổ chợ hoa xuân sẽ diễn ra nhiều hoạt động như biểu diễn Đờn ca tài tử trên ghe bầu dọc theo tuyến kênh Tàu Hủ; biểu diễn Lân Sư Rồng, Hội thi ảnh nghệ thuật với chủ đề “Nét đẹp quận 8 - Trên bến dưới thuyền"; gian hàng trải nghiệm gói và nấu bánh tét dành cho du khách tham quan; phố ông đồ…
Lễ hội đường sách
Với chủ đề “Xuân yêu thương - Tết sum vầy”, Lễ hội đường sách Tết Giáp Thìn diễn ra từ ngày 7 - 14/2/20 (nhằm ngày 28 tháng Chạp âm lịch đến Mùng 5 Tết) tại tuyến đường Lê Lợi (từ Nguyễn Huệ đến bùng binh Quách Thị Trang), quận 1.
Lễ hội năm nay có tổng diện tích 11.200m², với sự tham gia của hơn 20 đơn vị đồng hành. Các nhà xuất bản, công ty sách sẽ mang đến hơn 3.000 tựa sách, tương đương khoảng 59.000 quyển sách và nhiều chương trình hoạt động đặc sắc.
Lễ hội đường sách năm nay có nhiều hoạt động thú vị như lì xì sách, chương trình sách và tình yêu...
Đây cũng là lần đầu tiên, Lễ hội đường sách Tết áp dụng phương thức thanh toán không tiền mặt.