Doanh nghiệp - Doanh nhân

Bước "chạy đà" cho xuất khẩu đạt tăng trưởng khá

Trang Nhi /02/20 - 09:10

Theo Tổng cục Thống kê, Việt Nam bắt đầu nhập khẩu nhiều hơn, đây là bước "chạy đà" cho xuất khẩu đạt tăng trưởng khá trong năm 20.

Theo đó, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 1/20 đạt 64,22 tỷ USD, tăng 37,7% so với cùng kỳ năm trước (tương ứng tăng 17,62 tỷ USD), trong đó xuất khẩu đạt 33,57 tỷ USD, tăng 42%, nhập khẩu 30,65 tỷ USD tăng 33,3% so với cùng kỳ.

nganh-san-xuat-1.png
Việt Nam bắt đầu nhập khẩu nhiều hơn, đây là bước "chạy đà" cho xuất khẩu đạt tăng trưởng khá trong năm 20.

Kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng tư liệu sản xuất đạt 28,84 tỷ USD, chiếm 94,1%. Có ba mặt hàng nhập khẩu đạt trị giá trên 1 tỷ USD, chiếm tỉ trọng 43,9% tổng kim ngạch nhập khẩu.

Theo Tổng cục Thống kê, đây là bước "chạy đà" cho xuất khẩu đạt tăng trưởng khá trong năm 20.

Điều này này báo hiệu sự phát triển đầy hứa hẹn của ngành sản xuất và xuất khẩu của Việt Nam, cho thấy các doanh nghiệp Việt Nam đang chuẩn bị cạnh tranh hiệu quả hơn trên toàn cầu.

Ngoài ra, có nhiều dấu hiệu tích cực về "sức khỏe" của ngành sản xuất. Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 1/20 tăng 18,3% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, ngành chế biến, chế tạo tăng 19,3% so với cùng kỳ, đóng góp ,1 điểm phần trăm vào mức tăng chung.

Đáng lưu ý, chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 1/20 so với cùng kỳ năm trước tăng ở 60 địa phương và giảm ở 3 địa phương trên cả nước. Một số địa phương có chỉ số IIP đạt mức tăng khá cao do ngành công nghiệp chế biến, chế tạo và ngành sản xuất và phân phối điện tăng cao.

Chỉ số PMI của Việt Nam quay trở lại trên ngưỡng 50 điểm, lên mức 50,3 điểm so với 48,9 điểm của tháng 12. Mức tăng trưởng không cao, nhưng đủ cho thấy sức khỏe của ngành sản xuất đã có sự cải thiện sau 5 tháng.

Nhu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu hồi phục là yếu tố then chốt giúp số lượng đơn hàng tăng. Các nhà sản xuất đang lạc quan về triển vọng tăng trưởng sản lượng trong năm 20, với hy vọng nhu cầu sẽ cải thiện hơn nữa.

Đây là bước khởi đầu đáng khích lệ của năm 20 cho ngành sản xuất của Việt Nam khi số lượng đơn đặt hàng mới và sản lượng đã có những cải thiện tích cực.

Theo các chuyên gia, Việt Nam cần tiếp tục tập trung vào việc đổi mới, xây dựng quan hệ thương mại mạnh mẽ hơn với các thị trường xuất khẩu trọng điểm và nâng cao giá trị xuất khẩu thông qua chế biến.

Sự chuyển biến theo chiều hướng tích cực của ngành sản xuất của Việt Nam gắn liền với sự tăng trưởng đáng kể của dòng vốn FDI vào Việt Nam. Với mức tăng trưởng hơn 30% từ năm 2022 đến năm 2023, các nhà đầu tư quốc tế đang đặt kỳ vọng lớn vào tương lai của Việt Nam.

Trang Nhi