Tin địa phương

Mũi Cà Mau xích gần mọi miền Tổ quốc

Trọng Nghĩa 22/02/20 - 10:53

Trong lần về thăm Cà Mau mới đây, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh: “Đường cao tốc Bắc - Nam phải về tận Mũi Cà Mau”. Vậy là Cà Mau không còn xa nữa và Ngọc Hiển - Mũi Cà Mau càng thêm xích lại gần hơn, có thêm xung lực mạnh mẽ cho đà vươn tới”- Bí thư Huyện ủy Ngọc Hiển (Cà Mau) Phạm Chí Hải tự hào chia sẻ.

Huyện cuối cùng trên bản đồ đất nước

Huyện Ngọc Hiển được điều chỉnh là địa giới hành chính năm 2003 theo Nghị định số 138/2003/NĐ-CP của Chính phủ. Ngày 01/01/2004, Huyện ủy Ngọc Hiển lâm thời chính thức ra mắt.

2-2-.jpg
Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Huỳnh Quốc Việt (phải) và Bí thư Huyện ủy Ngọc Hiển Phạm Chí Hải (trái) cùng đoàn công tác khảo sát địa điểm xây dựng đền thờ Bác Hồ tại Bến Vàm Lũng (thị trấn Rạch Gốc, huyện Ngọc Hiển).

Nhớ về một thời gian khó, ông Nguyễn Trường Giang - Nguyên Bí thư Huyện uỷ Ngọc Hiển chia sẻ: “ 20 năm trước, Ngọc Hiển đi lên từ gian khó. Cái khó thứ nhất là về hạ tầng cơ sở: cả trụ sở làm việc của Huyện ủy lẫn UBND huyện cũng phải trưng dụng trụ sở của Lâm ngư trường Kiến Vàng.Các công trình văn hóa - xã hội vừa thiếu, vừa xuống cấp. Khókhăn thứ hai là sự “cô lập” về giao thông đường bộ và cách trở đò giang do huyện ở cực Nam Tổ quốc.Đời sống Nhân dân gặp rất nhiều khó khăn.

Đánh giá về quá trình phát triển của huyện trong 20 năm qua, ông Trần Hoàng Lạc - Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Ngọc Hiển cho biết: Đượcvới sự quan tâm, hỗ trợ rất lớn từ Trung ương và tỉnh, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Ngọc Hiển đã phát huy truyền thống, đoàn kết, chung sức, chung lòng, năng động, sáng tạo vượt qua khó khăn, khai thác tốt tiềm năng, lợi thế, tranh thủ thời cơ, đạt được những kết quả quan trọng trên nhiều lĩnh vực...

1-6-.jpg
Khu dự trữ sinh quyển Mũi Cà Mau (huyện Ngọc Hiển) được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới.

Hiện nay, tốc độ phát triển kinh tế của huyện Ngọc Hiển đạt khá. Cơ cấu kinh tế đã có sự chuyển dịch đúng hướng, giảm dần tỷ trọng Ngư- Lâm - Nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 2.947 tỷ đồng, tăng gấp 21,3 lần so với năm 2004; thu nhập bình quân đầu người đạt 55,7 triệu đồng/người/năm.Sản xuất thủy sản phát triển theo hướng đa canh, đa dạng hóa sản phẩm, phát huy được thế mạnh, năng suất, sản lượng thủy sản ngày càng tăng. Tổng sản lượng thủy sản đến năm 2023 đạt 73.000 tấn, tăng 45.678 tấn so với năm 2004, bình quân tăng 5,03%/năm.

Cùng với đó, Ngọc Hiển đã tập trung mọi nguồn lực đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng thiết yếu.Đặc biệt là hệ thống giao thông đường bộ, điện, trường học, cơ sở y tế, văn hóa, thông tin liên lạc… được cải thiện rõ rệt qua từng năm.

Đến nay, huyệnđã hoàn thành quy hoạch 02 cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn thị trấn Rạch Gốc,Cảng cá và một số nhà máy, cơ sở chế biến bột cá, chế biến thủy sản, sản xuất nước đá… đã và đang hoạt động có hiệu quả. Đặc biệt, huyện đã thu hút được 12 dự án điện gió đăng ký đầu tư với nguồn vốn trên 13.000 tỷ đồng, trong đó, có 04 dự án, với công suất 650MW được cấp phép đầu tư.

5b.jpg
5a.jpg
Cột cờ Hà Nội, Biểu tượng con tàu, Mốc tọa độ Quốc gia GPS0001, Đường Hồ Chí Minh điểm cuối Cà Mau tại Khu du lịch quốc gia Mũi Cà Mau (xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau) rất quen thuộc với người dân cả nước.

Với lợi thế vị trí, huyện đã từng bước xây dựng Du lịch Đất Mũi trở thành điểm du lịch địa lý nổi tiếng trong cả nước. Bên cạnh đó, nhiều công trình văn hóa du lịch đặc trưng,du lịch cộng đồng với nhiều sản phẩm phục vụ đa dạng, phong phú, hấp dẫn nổi bật được đầu tư và đưa vào khai thác tạo điểm nhấn riêng cho du lịch địa phương…

Từ năm 2009, Mũi Cà Mau được Unesco công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới. Qua đây, công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng được tăng cường, hoạt động khai thác lâm sản đảm bảo theo kế hoạch, ngày càng phát huy hiệu quả các mô hình, hoạt động chế biến lâm sản… nâng cao hiệu quả kinh tế gia đình, có một số mô hình chăn nuôi mới mang lại hiệu quả kinh tế cao”.

Kinh tế biển, hướng biển và làm giàu từ biển

Ông Phạm Chí Hải - Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy Ngọc Hiểnvui mừng chia sẻ, trong lần về thăm Cà Mau mới đây, Thủ tướng Phạm Minh Chính, nhấn mạnh, “Đường cao tốc Bắc -Nam phải về tận Mũi Cà Mau”. Vậy là Cà Mau không còn xa nữa và Ngọc Hiển – Mũi Cà Mau càng thêm xích lại gần hơn, có thêm xung lực mạnh mẽ cho đà vươn tới”.

3-1-.jpg
Kinh tế thủy sản đóng góp phần lớn vào tốc độ tăng trưởng kinh tế của Ngọc Hiển.

Cùng với đó, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Ngọc Hiển lần thứ XII xác định mục tiêu khai thác có hiệu quả tiềm năng, nguồn lực, thế mạnh của địa phương, quyết tâm xây dựng huyện Ngọc Hiển phát triển nhanh và bền vững. Nghị Quyết cũng đề ra 05 nhiệm vụ trọng tâm và 03 khâu đột phá… Theo đó, kinh tế biển, hướng biển và làm giàu từ biển được tiếp tục khẳng định là ưu tiên bứt phá trọng tâm.

7-2-.jpg
Tôm khô Rạch Gốc đạt chuẩn OCOP 3 sao.

Không chỉ tập trung vào khai thác, nuôi trồng thuỷ sản, Ngọc Hiểnsẽ tạo điểm nhấn từ dự án năng lượng tái tạo, từ dự án cảng biển tổng hợp Hòn Khoai mang tầm vóc lớn lao,tà tài nguyên rừng gắn với chiến lược phát triển du lịch với khao khát đưa Đất Mũi trở thành đô thị du lịch sinh thái.

Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Ngọc Hiển Trần Hoàng Lạc chia sẻ thêm, việc xây dựng quê hương Ngọc Hiển phồn vinh, hạnh phúc được gắn chặt với bảo tồn, phát huy truyền thống cách mạng, bản sắc văn hóa và lan toả những phẩm chất tốt đẹp đặc trưng của con người vùng địa đầu cực Nam Tổ quốc. Song hành với nhiệm vụ phát triển là gìn giữ, trân trọng thiên nhiên, thích ứng với biển đổi khí hậu trong tâm thế “tri hành” hài hoà, bền vững.

BOX:Huyện Ngọc Hiển (tỉnh Cà Mau) là huyện cuối cùng trên bản đồ của đất nước Việt Nam, có ba mặt giáp biển. Với truyền thống cách mạng vẻ vang, là nơi có nhiều di tích “đỏ” như Khởi nghĩa Hòn Khoai năm 1940, nơi có “bến cảng” an toàn tiếp nhận vũ khí từ miền Bắc chi viện cho chiến trường miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ… huyện Ngọc Hiển đã vinh dự đón nhận danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân.

Trọng Nghĩa