Tin địa phương

Lễ giỗ lần thứ 2 của Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa

Khánh Ngọc 29/02/20 - 18:

Ngày 29/2 (nhằm 20 tháng Giêng năm Giáp Thìn), Ban Tổ chức các ngày lễ, kỷ niệm quận Bình Thủy (TP Cần Thơ) long trọng tổ chức Lễ giỗ lần thứ 2 của Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa. Lễ giỗ diễn ra trong 2 ngày 28 – 29/2/20.

Thủ Khoa Bùi Hữu Nghĩa (sinh năm 1807, mất năm 1872), tại làng Long Tuyền, tổng Vĩnh Định, châu Định Viễn, dinh Vĩnh Trấn (nay thuộc phường An Thới, quận Bình Thủy, TP Cần Thơ) trong một gia đình ngư dân nghèo.

4(2).jpg
Thực hiện nghi thức dâng hương tại lễ giỗ Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa

Năm 1835, Bùi Hữu Nghĩa đỗ Giải nguyên (thủ khoa) kỳ thi Hương ở Gia Định và sau đó được triều đình nhà Nguyễn bổ nhiệm làm Tri huyện Phước Chánh, phủ Phước Long, tỉnh Biên Hòa (nay là tỉnh Đồng Nai), rồi làm Tri huyện Phủ Vang (nay Thuộc tỉnh Trà Vinh).

Năm 1848, vì bênh vực cho dân nghèo trong vụ án “Rạch Láng Thé”, ông bị quan lại, cường hào vu oan và bị triều đình kết tội chết. Vợ ông – bà Nguyễn Thị Tồn đã ra tận kinh đô Huế kêu oan cho chồng. Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa được tha chết nhưng bị đày ra trấn thủ biên giới Vĩnh Thông (Châu Đốc).

1(5).jpg
Bí thư Thành uỷ Cần Thơ Nguyễn Văn Hiếu, Chủ tịch HĐND TP Cần Thơ Phạm Văn Hiểu và Chủ tịch UBND TP Cần Thơ Trần Việt Trường dâng hương

Đến năm 1858, thực dân Pháp xâm lược nước ta, ba tỉnh miền Đông Nam kỳ rồi đến ba tỉnh miền Tây Nam kỳ lần lượt rơi vào tay thực dân Pháp trước sự thờ ơ, bất lực của vua quan triều đình nhà Nguyễn.

Xót xa trước cảnh mất nước, nhà tan, Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa cáo quan xin về quê (Bình Thủy) mở trường dạy học, làm thơ, bốc thuốc phục vụ Nhân dân, rồi tham gia phong trào yêu nước chống thực dân Pháp. Ông mất ngày 21 tháng Giêng năm Nhâm Thân (1872), thọ 65 tuổi.

5(3).jpg
Phó Chủ tịch UBND quận Bình Thủy Lê Phước Lợi phát biểu buổi lễ

Suốt cuộc đời Bùi Hữu Nghĩa luôn là vị quan tham liêm, chống lại bọn cường hào ác bá, ông còn dùng ngòi bút của mình để lên án thực dân Pháp xâm lược, cổ vũ phong trào yêu nước, được tôn vinh là 1 trong 4 rồng vàng đất Nam Bộ.

Phát biểu tại buổi lễ, ông Lê Phước Lợi, Phó Chủ tịch UBND quận Bình Thủy cho biết, Lễ giỗ đã trở thành nét văn hóa tâm linh từ nhiều năm nay trên quê hương Bình Thuỷ, thể hiện lòng tri ân, tưởng nhớ Danh nhân văn hóa Bùi Hữu Nghĩa; đây là niềm tự hào, là trách nhiệm và cũng là dịp để nâng cao giáo dục thế hệ trẻ truyền thống “uống nước nhớ nguồn" của dân tộc.

3(1).jpg
Các đại biểu tham dự buổi lễ

Trong thời gian tới, quận Bình Thủy sẽ chủ động phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP Cần Thơ có kế hoạch tổ chức tốt việc quản lý và phát huy các giá trị của di tích, tiếp tục huy động mọi nguồn lực, bảo vệ Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia Khu tưởng niệm Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa cho thế hệ hôm nay và mãi mãi về sau.

2(5).jpg
Đông đảo người dân trong vùng và các thế hệ con cháu đến dâng hương tưởng nhớ ông

Đến nay, Khu tưởng niệm Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa không chỉ là di tích văn hóa - lịch sử cấp quốc gia nổi tiếng, mà còn là một trong những địa điểm du lịch Cần Thơ thu hút nhiều du khách đến tham quan.

Khánh Ngọc