Ngy đầu Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5: Tập trung cng tác xây dựng thể chế

Chính trị - Ngày đăng : 12:19, 01/06/2016

Trong 2 ngy 1 v 2/6, Chính phủ họp phiên thường kỳ tháng 5/2016 dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Theo yêu cầu của Thủ tướng, trong ngy đầu tiên của phiên họp ny, Chính phủ thảo luận về cng tác xây dựng thể chế.

Phát biểu mở đầu phiên họp, sáng nay (1/6), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá, Chính phủ đã bổ sung 21 thành viên mới được 2 tháng. Trong thời gian đó, các thành viên Chính phủ đã thể hiện tinh thần trách nhiệm trước nhân dân, quyết liệt bắt tay vào việc; tập trung vào công tác xây dựng, ban hành thể chế, chính sách với tinh thần đổi mới, bám sát thực tiễn, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, phục vụ phát triển kinh tế-xã hội cũng như tập trung giải quyết các vấn đề nảy sinh như hạn hán và xâm nhập mặn ở các tỉnh Tây Nguyên, duyên hải Nam Trung Bộ và đồng bằng sông Cửu Long, thủy hải sản chết hàng loạt ở một số tỉnh miền Trung, ảnh hưởng xấu đến sản xuất và đời sống nhân dân…

Ngày đầu Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5: Tập trung công tác xây dựng thể chế

Thủ tướng chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5/2016

“Tại phiên họp này, chúng ta sẽ bàn về 2 việc lớn. Thứ nhất là thảo luận về công tác xây dựng thể chế, văn bản quy định chi tiết thi hành các luật và thứ hai là các giải pháp phát triển kinh tế-xã hội nhằm thực hiện các mục tiêu Quốc hội đề ra năm 2016 như mục tiêu tăng trưởng, kiềm chế lạm phát, xuất nhập khẩu và các chỉ tiêu vĩ mô khác. Đặc biệt là các giải pháp thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, giải quyết việc làm”, Thủ tướng phát biểu.

Thủ tướng nhắc lại quan điểm đã được Chính phủ xác định tại phiên họp thường kỳ tháng 4, đó là xây dựng Chính phủ thực hiện tốt Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, một Chính phủ hành động, kiến tạo, liêm chính, phục vụ phát triển, phục vụ nhân dân để nhân dân có cuộc sống vật chất và tinh thần tốt hơn, an toàn hơn. Trong đó, tập trung giải quyết các điểm nghẽn về thể chế.

Nhấn mạnh vai trò quan trọng của công tác xây dựng thể chế, tháo gỡ các điểm nghẽn cho phát triển, Thủ tướng đề nghị, tại phiên họp thường kỳ tháng 5 này, Chính phủ sẽ dành ngày làm việc đầu tiên cho công tác này. Trước hết là kiểm điểm xem còn nợ đọng văn bản nào, đặc biệt là các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư. Trong ngày làm việc thứ hai, Chính phủ sẽ bàn về việc phát triển kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại… nhằm thực hiện mục tiêu đã đặt ra cho năm 2016.

“Một câu hỏi lớn đặt ra là vì sao chúng ta vẫn chưa phát triển mạnh? Một nguyên nhân rất quan trọng là vấn đề cải cách hành chính, bộ máy, thủ tục cho người dân và doanh nghiệp. Chúng ta chưa tạo môi trường tốt cho sự phát triển, cái chính là pháp luật còn ràng buộc, tính minh bạch hạn chế, rồi vấn đề đạo đức công vụ, trách nhiệm của người đứng đầu, bộ máy cán bộ công chức nơi này, nơi khác…”, Thủ tướng nhận định.

“Do đó, tại phiên họp này, chúng tôi muốn nhấn mạnh vai trò của thể chế, cần kiểm điểm xem Chính phủ còn nợ gì về thể chế, hướng khắc phục ra sao, còn vướng mắc gì cần tháo gỡ, đặc biệt là trong việc thi hành Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư. Đồng thời thảo luận thông qua các dự án luật, pháp lệnh cụ thể”, Thủ tướng đề nghị.

Báo cáo về vấn đề tình hình ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành các luật, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ (VPCP) Mai Tiến Dũng cho biết “tình hình rất đáng lo ngại”.

Tính đến ngày 31/5, theo thống kê, Chính phủ cần phải ban hành 51 văn bản hướng dẫn, nhưng mới ban hành được 14 văn bản, còn 37 văn bản chưa được ban hành. Trong đó 11 văn bản đã xây dựng xong dự thảo và đang trong quy trình xử lý, số văn bản chưa trình là 26.

Ngoài ra, còn 91 thông tư và 13 thông tư liên tịch chưa được ban hành. Tuy nhiên, theo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, các vấn đề liên tịch thuộc thẩm quyền của nhiều bộ phải được ban hành trong nghị định của Chính phủ, tức là tăng thêm 13 dự thảo nghị định cần được xây dựng, ban hành.

Về các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng cho biết, cần ban hành tổng cộng 49 nghị định. Trong đó, tới ngày 31/5 đã trình Chính phủ 35 nghị định, chưa trình 14 nghị định, trong đó đã thẩm định 10 dự thảo nghị định và chưa thẩm định 4 dự thảo.

Báo cáo của Văn phòng Chính phủ cũng chỉ rõ các bộ còn “nợ” và số lượng văn bản nợ.

Cũng theo Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng, sau khi có chỉ đạo của Thủ tướng, 17 bộ, ngành đã tích cực vào cuộc rà soát các điều kiện đầu tư kinh doanh, về cơ bản đã xác định số lượng nghị định cần xây dựng trên cơ sở nâng cấp các thông tư. Một số bộ đã tích hợp nhiều thông tư vào một nghị định như Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tích hợp 38 thông tư, Bộ Giáo dục và Đào tạo tích hợp 23 thông tư, Bộ Công Thương tích hợp 23 thông tư, Bộ Y tế tích hợp tới 70 thông tư.

Thủ tướng Chính phủ đánh giá cao báo cáo với tinh thần thẳng thắn, xây dựng và trách nhiệm đúng với định hướng xây dựng một Chính phủ kiến tạo, phục vụ. Đặc biệt, báo cáo đã đánh giá cụ thể, thẳng thắn kết quả việc thực hiện nhiệm vụ xây dựng thể chế và công khai hóa danh sách nợ văn bản của từng bộ, ngành để từ đó, nâng cao hơn nữa ý thức trách nhiệm của các bộ, ngành trong vấn đề này. Thủ tướng yêu cầu Bộ trưởng các bộ còn nợ đọng văn bản chưa trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, đặc biệt là văn bản hướng dẫn thi hành Luật Doanh nghiệp sửa đổi, Luật Đầu tư sửa đổi, phải báo cáo giải trình nghiêm túc trước Chính phủ.

Ngày đầu Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5: Tập trung công tác xây dựng thể chế

Thủ tướng Chính phủ chỉ rõ, nguyên nhân chính là do người đứng đầu các bộ, ngành chưa quan tâm để trực tiếp chỉ đạo

Đồng thời, Thủ tướng nhấn mạnh, xây dựng thể chế là nhiệm vụ trọng tâm của Chính phủ, từ Thủ tướng đến các Bộ trưởng, Vụ trưởng đều phải tập trung, làm tốt. Đây là nút thắt quan trọng mà Đảng và Nhà nước đã tập trung chỉ đạo thực hiện; không để những thiếu sót từ thể chế kìm hãm sự phát triển. Thủ tướng đề nghị các thành viên Chính phủ dành nhiều thời gian hơn nữa, coi trọng hơn nữa việc thực hiện nhiệm vụ này.

Mặc dù đánh giá, vừa qua các bộ, ngành đã có nhiều cố gắng nhưng Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vẫn cho rằng, tình trạng nợ đọng văn bản luật còn lớn trong bối cảnh từ ngày 1/7 tới, một loạt Luật có hiệu lực. Cho rằng, nếu có Luật mà không có Nghị định hướng dẫn thi hành sẽ khó đưa được Luật vào cuộc sống, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ rõ, đây là vấn đề vấp phải nhiều lần, nhiều năm mà chưa khắc phục được. Mặc dù Chính phủ đã ban hành rất nhiều văn bản, đến 31 Nghị định, 35 Thông tư trong thời gian ngắn vừa qua nhưng vẫn chưa giải quyết hết số văn bản nợ đọng. Tình hình này đòi hỏi cần phải được nhanh chóng giải quyết.

Phân tích những nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn đến chậm ban hành, hoàn thiện các văn bản pháp luật, Thủ tướng Chính phủ chỉ rõ, nguyên nhân chính là do người đứng đầu các bộ, ngành chưa quan tâm để trực tiếp chỉ đạo. Dù đây là vấn đề khó, phức tạp nhưng nếu tập trung vẫn khắc phục được, Thủ tướng chỉ rõ. Nhận xét các Bộ trưởng, trưởng ngành đã thể hiện quyết tâm hoàn thiện sớm các văn bản luật, Thủ tướng khẳng định quyết tâm của Chính phủ trong việc hoàn tất việc ban hành tất cả các văn bản hướng dẫn thi hành trước thời điểm 1/7 khi nhiều Luật bắt đầu có hiệu lực, tránh tạo khoảng trống pháp luật.

Thủ tướng lưu ý, trong công tác xây dựng pháp luật, việc đảm bảo số lượng đi liền chất lượng là cần thiết nhưng không thể vì chất lượng mà diễn ra tình trạng “ngâm” văn bản. Thủ tướng giao Bộ trưởng Bộ Tư pháp và Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ chủ trì cuộc làm việc liên ngành để thảo luận về nội dung này thay vì làm việc qua văn bản. Thủ tướng cũng lưu ý, việc rút gọn quy trình làm văn bản không được bỏ quy trình, đặc biệt là vấn đề công khai, minh bạch dự thảo lấy ý kiến nhân dân.

Thủ tướng yêu cầu các bộ, cơ quan ngang bộ tập trung nguồn lực, hoàn thiện các hồ sơ dự thảo Nghị định trình Chính phủ; phối hợp chặt chẽ với Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ, bảo đảm tiến độ, đi liền với chất lượng, không để xảy ra tình trạng sai sót. Bộ Tư pháp cần có giải pháp rút ngắn thời gian thẩm định nhưng vẫn đảm bảo chất lượng công tác này; sớm hoàn thiện các dự thảo Nghị định; trình Thủ tướng Chính phủ ký ban hành trong tháng 6/2016.

Đặc biệt, Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu, trong cuộc giao ban của các Bộ, ngành, nhiệm vụ đầu tiên là thảo luận về thể chế. Thủ tướng cũng giao Văn phòng Chính phủ, Bộ Tư pháp tiến hành kiểm tra trực tiếp đến tận các Bộ, cơ quan ngang bộ để giải quyết, tháo gỡ các vướng mắc. Thủ tướng chỉ đạo các bộ thực hiện nghiêm túc Nghị quyết 19 về cải thiện môi trường đầu tư và Nghị quyết 35 về phát triển doanh nghiệp. Theo đó, kiên quyết cắt giảm các điều kiện đầu tư kinh doanh và bãi bỏ giấy phép con không hợp lý. Các quy định về điều kiện kinh doanh phải rõ ràng, minh bạch, dễ thực hiện, đơn giản hóa khâu tiền kiểm, tăng cường hậu kiểm. Không dùng mệnh lệnh hành chính; tạo động lực cho phát triển. Thúc đẩy giao dịch qua môi trường mạng, thay vì giấy tờ, trực tiếp để tránh tiêu cực, tham nhũng.

Xuân Lan