Cán bộ nữ TAND hai cấp tỉnh Sóc Trăng: Đoàn kết, sáng tạo, nỗ lực hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ
Nhân kỷ niệm 114 năm ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 và 1984 năm khởi nghĩa Hai Bà Trưng, PV Báo Công lý đã ghi nhận một số ý kiến của nữ cán bộ TAND hai cấp tỉnh Sóc Trăng về các giải pháp, sáng kiến trong công tác, để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 20.
Bà Nguyễn Thị Linh Đa - Thẩm phán, Phó Chánh án TAND huyện Kế Sách: TAND huyện Kế Sách là đơn vị nhiều năm liền hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Năm 2023, TAND huyện Kế Sách đã nỗ lực, phấn đấu hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu công tác, là đơn vị cấp huyện của tỉnh đạt Cờ Thi đua TAND.
Năm 20, tình hình kinh tế, xã hội tại địa phương huyện Kế Sách có nhiều biến động, số lượng án tiếp tục gia tăng so với cùng kỳ và đa dạng về các loại tội phạm, tranh chấp dân sự. Trước tình hình đó, ngay từ đầu năm, đơn vị đã triển khai, quán triệt các văn bản chỉ đạo của TANDTC, TAND tỉnh, xây dựng kế hoạch, chương trình hành động phù hợp.
Tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước theo chủ đề xuyên suốt của TAND “Phụng công, thủ pháp, chí công vô tư”, “Trách nhiệm, kỷ cương, chất lượng, vì công lý”, với phương châm “Gần dân, hiểu dân, học dân”, với chủ đề hành động “Vì công lý”.
Với vai trò Phó Chánh án và Thẩm phán của đơn vị, tôi tiếp tục đề ra mục tiêu là hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong năm 20, giữ vững và phát huy thành tích những năm qua của đơn vị. Để đạt được mục tiêu ấy, bản thân tôi đã đề ra những giải pháp:
Một là, tiếp tục quan tâm đến công tác chính trị tư tưởng đối với cán bộ công chức về nhận thức và trách nhiệm đối với việc thực hiện nhiệm vụ được giao, giám sát việc thực hiện Bộ quy tắc đạo đức và ứng xử của Thẩm phán và Quy tắc ứng xử của cán bộ công chức TAND.
Hai là, bản thân thực hiện việc nêu gương, nâng cao tinh thần trách nhiệm của bản thân là thành viên trong Ban lãnh đạo trong công tác quản lý, điều hành; tạo môi trường làm việc thân thiện, thoải mái, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau, tạo không khí thi đua sôi nổi trong đơn vị; tập thể lãnh đạo đoàn kết; Phát huy trí tuệ tập thể.
Ba là, làm tốt vai trò tham mưu cho Chánh án trong công tác giải quyết, xét xử của đơn vị; Chủ động theo dõi, báo cáo với Chánh án tiến độ, khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện kế hoạch để từ đó tham mưu, đề xuất những giải pháp điều chỉnh kịp thời.
Bốn là, bản thân không ngừng ra sức phấn đấu học tập, trao dồi kinh nghiệm, nâng cao năng lực trong công tác giải quyết, xét xử; Luôn làm việc với tinh thần trách nhiệm, nhiệt huyết; Luôn đề ra kế hoạch thực hiện nhiệm vụ của cơ quan cũng như bản thân cụ thể, rõ ràng, sát với yêu cầu, mục tiêu đặt ra.
Năm là, tiếp tục nghiên cứu, ứng dụng những giải pháp nâng cao chất lượng giải quyết, xét xử. Trong năm 20, bản thân tôi đã và đang nghiên cứu thực hiện đề tài sáng kiến: “Giải pháp tham mưu cho Chánh án trong việc nâng cao chất lượng giải quyết, xét xử loại án dân sự của đơn vị”.
Bà Thạch Thị Sa The - Thẩm phán TAND huyện Trần Đề
Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội của huyện Trần Đề, thì tình hình tội phạm và tranh chấp dân sự diễn biến ngày càng phức tạp. Trong năm 2023, TAND huyện Trần Đề đã thụ lý giải quyết 742/864 vụ việc, tỷ lệ giải quyết đạt 86%. So với năm 2022 (thụ lý: 598 vụ, việc) tăng 266 vụ việc (tương đương với tỷ lệ tăng 38%).
Để đẩy nhanh tiến độ giải quyết vụ án trong năm 20, tiến tới hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được, cá nhân tôi thực hiện các giải pháp:
Thứ nhất, là nữ Thẩm phán dân tộc Khmer ở TAND cấp huyện, nơi có nhiều người dân tộc Khmer sinh sống, với môi trường công tác đã tạo điều kiện giúp tôi được tiếp xúc với nhiều người, nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng của người dân, thông qua việc tiếp xúc với đương sự hoặc xuống cơ sở để thẩm tra, xác minh vụ việc, từ đó vận dụng những phong tục, tập quán của người địa phương cá biệt hóa vào quy định của pháp luật từ đó phân tích cho người dân biết những quy định của pháp luật để họ tự thỏa thuận với nhau từ đó giúp cho việc giải quyết vụ án được nhanh chóng, chính xác và nhận được sự đồng tình của hai bên đương sự.
Thứ hai, lập kế hoạch giải quyết từng vụ việc được phân công. Xác định được việc giải quyết vụ án phải nằm trong thời hạn theo quy định của pháp luật, nên ngay từ khi được phân công giải quyết vụ việc. Nghiên cứu tài liệu ban đầu do nguyên đơn cung cấp, đồng thời xây dựng kế hoạch một cách linh hoạt những việc phải làm trong suốt quá trình tố tụng, mỗi kế hoạch phải gắn với thời gian hoàn thành cụ thể. Từ việc lập kế hoạch linh hoạt nhằm giúp cho người Thẩm phán không để trống thời gian tố tụng, các bước tố tụng cũng như không “bỏ quên” hồ sơ vụ án.
Thứ ba, xác định nhiệm vụ của Thẩm phán, không những xét xử đưa ra phán quyết đúng pháp luật mà còn có trách nhiệm trong công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức chấp hành pháp luật cho người dân, góp phần giữ vững an ninh, trật tự an toàn xã hội. Chú trọng nghiên cứu các phương pháp nâng cao kỹ năng điều khiển phiên tòa đó là ngoài kỹ năng nghiên cứu, xây dựng hồ sơ vụ án thì kỹ năng tổ chức, điều hành phiên tòa cũng rất quan trọng trong quá trình giải quyết vụ án.
Mỗi phiên tòa có nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn đều có vị trí và tầm quan trọng nhất định, trong đó kết quả giai đoạn tranh luận sẽ là một trong những cơ sở quan trọng để đưa ra phán quyết.
Thẩm phán luôn phải tạo điều kiện để các bên tham gia thực hiện tốt quyền tranh tụng tại phiên tòa, qua đó sẽ giúp cho Hội đồng xét xử nắm được sự thật khách quan và có sự đánh giá chứng cứ đúng đắn nhất, toàn diện nhất.
Thứ tư, nhận định, đánh giá những tình tiết có trong vụ án để đưa ra những bước tố tụng phù hợp, rút ngắn thời gian giải quyết của từng loại vụ án.
Thứ năm, đối với những vụ án tranh chấp liên quan đến đất đai thì đòi hỏi người Thẩm phán phải xác định đúng sự thật, đúng yêu cầu của đương sự bằng việc thông qua ghi lời khai của các bên đương sự, khai thác những thông tin quan trọng về nguồn gốc đất, hiện trạng đất, diễn biến quá trình sử dụng đất, cũng như từ đó lập kế hoạch xác minh, thẩm định tài sản cho phù hợp.
Tại buổi thẩm định, người Thẩm phán có thể kết hợp việc ghi lời khai của các đương sự trong vụ án, hoặc của những người sinh sống gần phần đất đang tranh chấp về nguồn gốc đất, quá trình sử dụng đất. Thẩm phán có thể linh hoạt yêu cầu cơ quan quản lý đất đai, cơ quan đang lưu trữ hồ sơ cung cấp tài liệu, chứng cứ theo yêu cầu của Tòa án trước mà không cần đợi kết quả thẩm định tài sản (chỉ thực hiện được trong trường hợp đã có GCNQSDĐ, hoặc Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất).
Bà Lê Thị Nghi, Thư ký Tòa Dân sự TAND tỉnh Sóc Trăng
Trong những năm gần đây, tình hình tranh chấp về dân sự xảy ra trên địa bàn ngày càng tăng, nhất là các tranh chấp về quyền sử dụng đất, tranh chấp hợp đồng vay tài sản và hợp đồng góp hụi…. Vì vậy, số lượng án do TAND hai cấp thụ lý ngày càng tăng về số lượng và phức tạp về nội dung tranh chấp.
Thư ký Tòa án là một công việc đòi hỏi phải có kiến thức chuyên môn thì cần có những kĩ năng mềm trong cuộc sống như khả năng ngoại ngữ, kỹ năng tin học văn phòng, kỹ năng xử lý vấn đề, kỹ năng giao tiếp… Và để đạt được những điều đó thì tôi luôn lắng nghe và thực hiện lời Bác đã dạy: “Muốn tiến bộ mãi thì phải học tập. Học trong sách báo, học trong công tác, học với anh em, học hỏi quần chúng. Học để phát triển ưu điểm, sửa chữa khuyết điểm”.
Là Thư ký giúp việc cho Thẩm phán giải quyết các loại vụ, việc. Một trong những nhiệm vụ chính của Thư ký Tòa án đó là tố tụng, cụ thể như: tiếp đương sự; hướng dẫn các trình tự, thủ tục tố tụng cho đương sự; giao nhận các tài liệu, chứng cứ với đương sự; thực hiện các thủ tục hòa giải - công khai chứng cứ, lấy lời khai, xác minh, thẩm định tại chỗ, định giá, giám định; giao nhận hồ sơ các vụ việc với Tổ Hành chính - Tư pháp và VKSND; Bảo quản, sắp xếp các tài liệu, hồ sơ vụ án được phân công giải quyết;
Sau khi giải quyết xong vụ án phải sắp xếp, đóng bút lục, nhập án vào mạng và chuyển hồ sơ vụ án cho Tổ Hành chính - Tư pháp lưu trữ hoặc chuyển cho cơ quan có thẩm quyền (TAND cấp trên đối với án sơ thẩm có kháng cáo, kháng nghị; các TAND cấp huyện đối với án bị hủy); Ngồi thư ký phiên tòa và làm biên bản phiên tòa, chuẩn bị các công việc trước, trong và sau khi xét xử...
Với nhiệm vụ được lãnh đạo cơ quan phân công, bản thân tôi luôn phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ; tham mưu kịp thời, đúng thời hạn nhiệm vụ mà lãnh đạo cơ quan phân công, làm việc với tinh thần trách nhiệm cao.
Xác định mục tiêu và nỗ lực phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao trong năm 20, với những kinh nghiệm đúc kết được, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ tôi luôn cố gắng tìm tòi, học hỏi tìm ra những phương pháp tốt hơn và những ứng dụng tối ưu để nâng cao hiệu quả công việc của bản thân và có thể chia sẻ những kinh nghiệm hữu ích của mình cho các Thư ký đồng nghiệp, cụ thể:
Một là, khi nhận được hồ sơ Thẩm phán phân công giúp việc, bản thân sẽ lập một “Tiểu hồ sơ thu nhỏ” đối với những vụ án mình được phân công giúp việc. Để giúp việc Thẩm phán giải quyết một vụ án thì quá trình thu thập chứng cứ là một thủ tục quan trọng, làm thế nào để thu thập chứng cứ một cách hiệu quả và rút ngắn thời gian thì chúng ta cần kết hợp song song các phương pháp thu thập chứng cứ.
Hai là, việc sắp xếp, hoàn chỉnh hồ sơ vụ án trước và sau khi xét xử hiện nay thuộc trách nhiệm của Thư ký. Việc sắp xếp hồ sơ phải bảo đảm tính khoa học, hợp lý. Tính khoa học đòi hỏi mọi tài liệu phải được sắp xếp theo trình tự thời gian (tức là sắp xếp tài liệu theo diễn biến tố tụng của vụ án theo thứ tự về thời gian thu thập được chứng cứ đó), nhưng lại phải thể hiện được nguồn gốc xuất xứ, phương pháp thu thập chứng cứ tài liệu đó để từ đó Thẩm phán nghiên cứu có được đánh giá về giá trị của chứng cứ đó.
Sắp xếp hồ sơ phải bảo đảm thứ tự và độc lập của các giai đoạn tố tụng và bảo đảm không thể thay thế tài liệu đã được sắp xếp trong hồ sơ. Bên cạnh việc sắp sếp hồ sơ thì quản lý hồ sơ là việc rất cần thiết, để quản lý hồ sơ hiệu quả và dễ dàng tìm kiếm thì ngoài quản lý bằng cách phân loại hồ sơ để theo ngăn đựng hồ sơ thì tôi còn kết hợp tạo thư mục quản lý trên máy tính.
Ba là, tìm ra những ứng dụng tối ưu của công nghệ thông tin mang lại để ứng dụng vào công việc thực tế. Trong năm 2023, tôi đã sử dụng ứng dụng Google Sheet để hỗ trợ hoàn thành công việc được tốt hơn. Google Sheet là một ứng dụng rất phổ biến và cũng rất dễ sử dụng. Cách tạo Google Sheet cũng vô cùng đơn giản. Mỗi người chỉ cần có một tài khoản gmail là có thể sử dụng ứng dụng Google Sheet.
Đối với tôi, Google Sheet giống như bộ nhớ thông minh để giúp mình có thể nhớ những công việc mà các Thẩm phán đã phân công, cũng như giúp tôi quản lý hồ sơ một cách hiệu quả. Mặt khác, với tính năng có thể chia sẽ nên Thư ký khi giúp việc cho Thẩm phán những vụ án nào đó có thể tạo thành một sheet và chia sẽ liên kết với nhau có thể cùng thao tác trên sheet đó để nhập liệu tiến độ của từng vụ việc cụ thể mà Thẩm phán và Thư ký được phân công giải quyết.