Phụ nữ TAND tỉnh Lạng Sơn đằm thắm với tà áo dài
Nhằm tiếp tục tạo hiệu ứng lan tỏa trong cộng đồng và khơi dậy trách nhiệm gìn giữ, phát huy di sản Văn hóa Việt Nam, đặc biệt hướng đến kỷ niệm 114 năm ngày Quốc tế Phụ nữ (08/3/1910 - 08/3/20), Công đoàn TAND tỉnh Lạng Sơn đã phát động, khuyến khích nữ cán bộ, công chức, người lao động mặc áo dài trong các ngày làm việc từ ngày 1/3 đến ngày 8/3/20.
Để hưởng ứng phong trào, từ ngày 1 đến ngày 8/3, theo Công văn số /CD-TA của Công đoàn TANDTC, Công đoàn TAND tỉnh Lạng Sơn đã phát động trong nữ cán bộ, công chức, và người lao động nữ tại cơ quan, tham gia sự kiện “Tuần lễ áo dài năm 20".
Đây là hoạt động thiết thực chào mừng kỷ niệm 114 năm ngày quốc tế phụ nữ (8/3/1910 - 8/3/20) và 1984 năm cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng; hưởng ứng hoạt động "Tuần lễ áo dài" trên phạm vi toàn quốc, nhằm tiếp tục tạo hiệu ứng lan tỏa trong cộng đồng và khơi dậy trách nhiệm gìn giữ, phát huy di sản văn hóa Việt Nam.
Sau khi phát động Tuần lễ áo dài, tất cả nữ đoàn viên công đoàn TAND tỉnh Lạng Sơn đều tích cực hưởng ứng bởi đối với phụ nữ, chiếc áo dài là trang phục tôn vinh vẻ kín đáo, dịu dàng làm toát lên nét duyên dáng, thanh lịch, quảng bá nét đẹp vốn có của người phụ nữ trong trang phục áo dài.
Chia sẻ trong niềm vui hưởng ứng với “Tuần lễ áo dài”, chị Nguyễn Thị Thu Trà, Chánh Văn phòng TAND tỉnh Lạng Sơn cho biết: Sau khi Công đoàn TAND tỉnh Lạng Sơn phát động hưởng ứng “Tuần lễ áo dài”, các chị em trong cơ quan đều rất phấn khởi và hưởng ứng nhiệt tình, bởi lẽ đây là dịp để tôn vinh vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam, nên chị em cảm thấy mình được trân trọng và nâng niu, quan tâm hơn.
Tuần lễ áo dài là hoạt động rất có ý nghĩa, từ đây phong trào của chị em phụ nữ được tôn vinh, nhân lên những nét đẹp mang giá trị của áo dài trong đời sống xã hội, đồng thời khơi dậy niềm tự hào, trách nhiệm giữ gìn và phát huy di sản văn hóa Việt Nam. Trong dịp này, mỗi cán bộ công chức, viên chức và người lao động nữ của TAND hai cấp tỉnh Lạng Sơn cũng đồng hành cùng với phụ nữ và người dân cả nước, từ đó góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của trang phục dân tộc.
Mặc trên người tà áo dài truyền thống của dân tộc chị em phụ nữ chúng tôi cảm thấy mình được duyên dáng, dịu dàng hơn, từ đó càm nhận thêm những yêu thương và trân trọng bản thân mình, rồi lan tỏa hạnh phúc đến với tất cả mọi người.
Nói đến áo dài, không chỉ có phụ nữ, mà với mỗi người dân Việt Nam, áo dài đã là trang phục truyền thống và là nét văn hóa đặc trưng của đất nước. Trải qua nhiều thời kỳ phát triển, áo dài luôn không ngừng biến đổi nhưng vẫn mang nét đẹp truyền thống, góp phần tôn lên vẻ đẹp thanh lịch, dịu dàng của người phụ nữ Việt Nam.
Gắn liền với sự phát triển của đời sống xã hội, áo dài còn là “sứ giả” trong việc quảng bá du lịch. Khách du lịch khi đến Việt Nam, nhất là các nữ du khách thường chọn áo dài như món quà lưu niệm độc đáo, đặc sắc. Hiệu ứng lan tỏa trong cộng đồng và khơi dậy trách nhiệm gìn giữ, phát huy di sản văn hóa Việt Nam. Áo dài xuất hiện cùng chị em như một hình ảnh với tất cả niềm tự hào, hãnh diện về trang phục truyền thống của dân tộc.
Đặc biệt, cứ vào mỗi dịp tháng 3 hàng năm, "Tuần lễ áo dài" đã được hội viên, phụ nữ cả nước hưởng ứng tích cực, tạo không khí vui tươi, phấn khởi; đồng thời góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm của mọi người, đặc biệt là cán bộ, hội viên, phụ nữ trong gìn giữ, phát huy sản phẩm văn hóa Việt Nam.
Một số hình ảnh nữ TAND hai cấp tỉnh Lạng Sơn mặc áo dài để hưởng ứng phong trào.