Số lượt khám, chữa bệnh BHYT tăng hơn 12% trong 2 tháng đầu năm
Theo Bảo hiểm xã hội Việt Nam, 2 tháng đầu năm 20, số lượt khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế là 27,73 triệu lượt; tăng 3,07 triệu lượt, tương đương tăng 12,4% so với cùng kỳ năm 2023. Số tiền đề nghị thanh toán là 19.316, tỷ đồng; tăng 3.250,26 tỷ đồng, tăng 20,23% so với cùng kỳ năm 2023…
Trong năm 20, Bảo hiểm xã hội Việt Nam tiếp tục triển khai thực hiện các quy định mới, có tác động lớn đến công tác bảo hiểm y tế, đặc biệt là các quy định tại Nghị định số 75/2023/NĐ-CP ngày 19/10/2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 (Nghị định số 75), Nghị định số 96 hướng dẫn Luật Khám bệnh, chữa bệnh, Nghị định số hướng dẫn Luật Đấu thầu...
Ngoài ra, các quy định mới của Nghị định số 75 cần phải triển khai ngay là: Quy định về lập, giao dự toán chi khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế và thông báo số dự kiến chi khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế, trách nhiệm của cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam phải thực hiện rà soát, phát hiện và gửi thông tin cảnh báo kịp thời cho cơ sở khám, chữa bệnh về các chi phí khám, chữa bệnh tăng cao so với mức chi phí bình quân của cơ sở khám, chữa bệnh cùng hạng, cùng tuyến, cùng chuyên khoa.
Việc bỏ quy định về tổng mức thanh toán đặt ra cho cơ quan bảo hiểm xã hội phải có các giải pháp quản lý sử dụng quỹ hiệu quả thông qua việc giao dự toán và giám sát quá trình thực hiện hợp đồng. Quy định đã được thể chế nhưng công tác tổ chức thực hiện vẫn còn gặp nhiều khó khăn.
Bên cạnh đó, Nghị định số /20/NĐ-CP ngày 27/02/20 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu, theo đó điều chỉnh việc tham gia của cơ quan bảo hiểm xã hội chỉ tham gia khâu xây dựng kế hoạch lựa chọn nhà thầu của các Hội đồng đấu thầu tập trung.
Để nâng cao hiệu quả quản lý, kiểm soát chi phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế, theo Phó Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam Nguyễn Đức Hòa, các đơn vị nghiệp vụ và bảo hiểm xã hội các địa phương phải tích cực tham gia vào quá trình xây dựng chính sách liên quan bảo hiểm y tế. Việc xây dựng là ủng hộ mở rộng quyền lợi tốt nhất cho người tham gia, nhưng cần đánh giá rõ ràng tác động mà các chính sách mới có thể mang lại.
Trước mắt, ngành Bảo hiểm xã hội xây dựng kế hoạch làm việc với các địa phương có chi phí lớn, qua đó kịp thời giải quyết những vướng mắc, bảo đảm quyền lợi cho người bệnh song hành với kiểm soát chi hiệu quả. Ngoài ra, việc nâng cao hiệu quả giám định bảo hiểm y tế cần được chú trọng, giảm tối đa tình trạng trục lợi nguồn quỹ. Đối với các địa phương có số chi khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế vượt dự toán năm 2023, Bảo hiểm xã hội các địa phương cần thường xuyên trao đổi, báo cáo UBND tỉnh, thành phố về tình hình khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế, từ đó đề xuất chỉ đạo thực hiện các giải pháp tháo gỡ…