Đề xuất người mua nhà dưới 3,5 tỷ đồng được vay gói 120.000 tỷ đồng
Hiệp hội Bất động sản TP. HCM (HoREA) vừa đề nghị Ngân hàng Nhà nước xem xét bổ sung đối tượng là người mua nhà ở thương mại giá vừa túi tiền từ 3,5 tỷ đồng/căn trở xuống (khoảng 35 triệu đồng/m2) được tiếp cận gói tín dụng 120.000 tỷ đồng.
Tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 20 diễn ra vừa qua, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) khẳng định hội nghị có vị trí rất quan trọng nhằm xây dựng các giải pháp hiệu quả để triển khai thực hiện chính sách tiền tệ năm 20, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.
Chủ tịch HoREA cho rằng các cơ quan nhà nước cần tập trung tháo gỡ vướng mắc pháp lý cho các dự án bất động sản để đủ điều kiện tiếp cận tín dụng, đi đôi với thúc đẩy tăng trưởng tín dụng tiêu dùng bất động sản. Trong đó, trọng tâm là tạo điều kiện tiếp cận tín dụng cho người mua nhà ở thương mại giá dưới 3,5 tỷ đồng/căn (tương đương khoảng 35 triệu đồng/m2).
Để thúc đẩy tăng trưởng tín dụng tiêu dùng bất động sản, Hiệp hội đề nghị Ngân hàng Nhà nước xem xét bổ sung đối tượng là người mua nhà ở thương mại giá vừa túi tiền từ 3,5 tỷ đồng/căn trở xuống (khoảng 35 triệu đồng/m2) được tiếp cận gói tín dụng 120.000 tỷ đồng (mới giải ngân 646 tỷ đồng là quá thấp).
Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, hiện 30 dự án có nhu cầu vay gói tín dụng 120.000 tỷ đồng cho nhà ở xã hội. Các ngân hàng thương mại đã giải ngân 640 tỷ đồng cho dự án và 6 tỷ đồng cho người mua nhà. Tỉ lệ giải ngân gói này hiện khoảng 1%.
HoREA nhận định gói 120.000 tỷ đồng giải ngân quá thấp, trong khi Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ và Công điện số 18/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo bảo đảm dòng vốn tín dụng tập trung vào các động lực tăng trưởng của nền kinh tế (tiêu dùng, xuất khẩu, đầu tư) mà đối tượng tiêu dùng bất động sản chính là người mua nhà.
HoREA cũng đề nghị Bộ Xây dựng cùng Ngân hàng Nhà nước khôi phục lại gói tín dụng 110.000 tỷ đồng cho người mua, thuê nhà ở xã hội. Gói này chỉ bằng 30% tổng nhu cầu vốn để thực hiện chương trình phát triển 1 triệu căn nhà xã hội tới 2030, lãi vay ưu đãi 4,8-5% một năm trong thời hạn tối đa 25 năm.
Bên cạnh đó, HoREA cũng nhấn mạnh tới giải pháp tổng thể tháo gỡ vướng mắc pháp lý cho các dự án bất động sản để đủ điều kiện tiếp cận tín dụng.
Theo ông Châu, giải pháp có tính tổng thể để tháo gỡ vướng mắc pháp lý là Chính phủ và Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét khả năng trình Quốc hội có thể cho phép áp dụng sớm Luật Đất đai 20, Luật Nhà ở 2023, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023 thay vì có hiệu lực từ ngày 1/1/2025.
Cùng với đó là việc xây dựng Đề án triển khai trình Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất đối với đất khác và thí điểm tách công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng thành dự án độc lập.