Quy mô trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam chỉ khoảng % GDP
Ở các nước phát triển quy mô trái phiếu doanh nghiệp lên đến 97% GDP, tại Singapore là 35%GDP. Nhưng Việt Nam mới chỉ khoảng % GDP.
Trong 2 tháng đầu năm, đã có 13 đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp với tổng giá trị gần 7.500 tỷ đồng, gấp 8,2 lần so với cùng kỳ năm trước. Đây là cách nhiều doanh nghiệp lựa chọn với những khoản vay trung và dài hạn để giảm tối đa chi phí. Đồng thời tăng quy mô sản xuất, mở rộng thị trường trong bối cảnh hiện nay.
Trong số gần 7.500 tỷ đồng, tỷ trọng cao nhất ở nhóm doanh nghiệp bất động sản và xây dựng chiếm hơn 73%, nhóm chứng khoán, ngân hàng ở vị trí thứ 2 với hơn 16%. Phần còn lại là thương mại và dịch vụ.
Người mua trái phiếu có đến hơn 87% là nhà đầu tư tổ chức và nhà đầu tư nước ngoài. Điều này khác biệt so với những năm trước bởi nhà đầu tư cá nhân đã từng có thời điểm chiếm đến 1/3.
Ngoài 2 đợt phát hành ra công chúng, thì còn lại đa số là các đợt phát hành riêng lẻ của các doanh nghiệp vừa và nhỏ với mục đích huy động vốn trong trung và dài hạn.
Huy động nguồn vốn lớn với lãi suất thấp để gia tăng nguồn lực cũng là mục tiêu của ngân hàng này khi lên kế hoạch với 6 đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp có tổng giá trị hơn 5.600 tỷ đồng. Tất cả đều có tài sản đảm bảo và thời gian tối đa lên đến 8 năm.
Trái phiếu doanh nghiệp là kênh huy động vốn trung và dài hạn quan trọng trong nền kinh tế, ở các nước phát triển quy mô trái phiếu doanh nghiệp lên đến 97% GDP, lân cận chúng ta là Singapore là 35%GDP. Hiện Việt Nam mới chỉ khoảng % GDP. Để gia tăng tỷ trọng, gia tăng niềm tin của nhà đầu tư, theo chuyên gia, cần có những quy định rõ ràng về cơ chế giám sát và báo cáo việc sử dụng vốn sau khi phát hành của các doanh nghiệp.