Tin địa phương

Đẩy nhanh tiến độ thi công 3 bệnh viện cửa ngõ TP.HCM

Kim Sáng 21/03/20 - 19:33

Quý IV/20, TP.HCM đưa toàn bộ Bệnh viện Đa khoa khu vực Thủ Đức, Hóc Môn vào hoạt động và Quý I/2025 sẽ đưa Bệnh viện Đa khoa khu vực Củ Chi vào hoạt động.

TP.HCM đang triển khai xây dựng 3 bệnh viện cửa ngõ ở Thủ Đức, Hóc Môn và Củ Chi.

Giai đoạn này, chủ đầu tư đang khẩn trương đẩy nhanh tiến độ, thi công "3 ca 4 kíp", đồng thời thúc đẩy tiến độ thực hiện các thủ tục đầu tư mua sắm trang thiết bị y tế để đưa các bệnh viện vào hoạt động theo kế hoạch đã đề ra.

Đối với dự án xây dựng mới Bệnh viện Đa khoa khu vực Thủ Đức, dự kiến quý III/20 sẽ đưa khối phòng khám vào hoạt động. Quý IV/20 sẽ đưa toàn bộ bệnh viện vào hoạt động.

Bệnh viện được xây dựng với quy mô 1 tầng hầm, 10 tầng (1 trệt + 9 lầu), tổng diện tích sàn 78.281m². Tổng mức đầu tư 1.9.000.000.000 đồng. Trong đó, dự án đã khởi công ngày /11/2021, cất nóc công trình vào tháng 12/2022.

Đã nghiệm thu hoàn công xây dựng phần ngầm ngày 17/1/2023; chấp thuận nghiệm thu hoàn công xây dựng phần thân ngày 4/5/2023.

Hiện đang thi công phần hoàn thiện và các hệ thống kỹ thuật.

Sau khi hoàn tất xây dựng, Bệnh viện Đa khoa khu vực Thủ Đức sẽ trở thành bệnh viện đa khoa hạng I (bao gồm cả cấp khám, chữa bệnh cơ bản và chuyên sâu); đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân khu vực phía đông thành phố và các tỉnh lân cận vùng Đông Nam Bộ.

d58ebc8ccf4997499b019c719540fa30.jpg
Phối cảnh dự án xây dựng mới Bệnh viện Đa khoa khu vực Thủ Đức.

Về dự án xây dựng mới Bệnh viện Đa khoa khu vực Hóc Môn, dự kiến quý III/20 sẽ đưa khối phòng khám vào hoạt động; quý IV/20 sẽ đưa toàn bộ bệnh viện vào hoạt động.

Bệnh viện được xây dựng với quy mô 2 tầng hầm + 12 tầng, tổng diện tích sàn 72.393,52m². Tổng mức đầu tư 1.825.000.000 đồng.

Đã khởi công vào ngày 20/1/2021, cất nóc công trình vào ngày 26/4/2022.

Trong đó, khu A và 2 hầm khối nhà chính đã được Sở Xây dựng chấp thuận kết quả nghiệm thu hoàn thành công trình vào ngày 3/1/20 và chủ đầu tư đã bàn giao chính thức cho bệnh viện đưa vào sử dụng vào ngày 17/1/20.

Hiện dự án đang thi công phần hoàn thiện và thi công lắp đặt các hệ thống kỹ thuật khu B & C khối nhà chính.

Sau khi hoàn tất xây dựng, bệnh viện sẽ trở thành bệnh viện đa khoa hoàn chỉnh với đầy đủ các chuyên khoa đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh cơ bản của người dân trên địa bàn trong giai đoạn từ nay đến năm 2030.

Đối với dự án xây dựng mới Bệnh viện Đa khoa khu vực Củ Chi, dự kiến sẽ đưa khối phòng khám vào hoạt động vào quý IV/20 và đưa toàn bộ bệnh viện vào hoạt động trong quý I/2025.

Bệnh viện được xây dựng với quy mô 1 tầng hầm + 13 tầng (1 trệt + 11 lầu + 1 tầng kỹ thuật), tổng diện tích sàn 80.980m². Tổng mức đầu tư 1.854.286.838.000 đồng. Dự án Khởi công xây dựng vào ngày /1/2021, tổ chức cất nóc vào ngày 11/1/2023.

Đã được kiểm tra nghiệm thu phần ngầm, phần thân trong quá trình thi công xây dựng. Hiện đang thi công phần hoàn thiện và thi công các hệ thống MEP, phần hạ tầng kỹ thuật, đường giao thông, cây xanh cảnh quan.

Sau khi hoàn tất xây dựng, bệnh viện sẽ trở thành bệnh viện đa khoa hạng I hoàn chỉnh, với đầy đủ các chuyên khoa đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh của người dân huyện Củ Chi và các vùng lân cận, đồng thời thu hút được người bệnh từ Campuchia đến điều trị.

Thời gian thi công 3 bệnh viện từ 2018 - 2025.

Việc thi công 3 bệnh viện nhận được sự ủng hộ của Sở, ban, ngành; sự phối hợp chặt chẽ với các đơn vị thụ hưởng.

Tuy nhiên, các dự án cũng gặp nhiều khó khăn như thi công trong điều kiện các bệnh viện vẫn đang hoạt động tổ chức khám chữa bệnh.

Việc tổ chức tháo dỡ và bàn giao mặt bằng theo hình thức cuốn chiếu cho nhà thầu, phần nào ảnh hưởng đến tiến độ thi công. Tuy nhiên, ngay sau khi nhận được mặt bằng, nhà thầu đã có các biện pháp để đẩy nhanh tiến độ, đáp ứng tiến độ chung đã đề ra.

Liên quan đến việc mua sắm thiết bị y tế của 3 bệnh viện, TP.HCM đã giao Sở Y tế thành lập Hội đồng chuyên gia phản biện của ngành y tế Thành phố để góp ý việc đầu tư trang thiết bị phù hợp với đặc điểm, tình hình của từng bệnh viện theo định hướng phát triển.

Theo đề xuất, việc mua sắm trang thiết bị y tế của mỗi bệnh viện sẽ chia thành 2 đợt, phù hợp với tình hình thực tế, định hướng chung và định hướng phát triển các chuyên khoa mũi nhọn, kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực chuyên môn và quản trị của từng đơn vị, đảm bảo trang thiết bị y tế được đầu tư, sử dụng hiệu quả, tránh lãng phí.

Kim Sáng