Chính trị

Hà Nội "chốt" quy hoạch Thủ đô với 5 không gian phát triển, 5 vùng đô thị

Xuân Lan 29/03/20 - 11:37

Với 92,55% đại biểu có mặt tại Kỳ họp thứ tán thành, HĐND thành phố Hà Nội vừa thông qua Nghị quyết về Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Ngày 29/3, HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 khai mạc Kỳ họp thứ (chuyên đề).

minh-hai.jpg
Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Hà Minh Hải trình bày Tờ trình tại Kỳ họp

Dự Kỳ họp có: Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội Đinh Tiến Dũng; các Ủy viên Trung ương Đảng: Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến, Chủ tịch UBND thành phố Trần Sỹ Thanh; Chủ tịch HĐND thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn; Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong...

Xem xét 4 nhóm vấn đề quan trọng

Mặc dù là kỳ họp chuyên đề nhưng kỳ họp thứ có khối lượng công việc lớn, với 17 nội dung liên quan đến 4 nhóm vấn đề:

Một là, xem xét, thông qua Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 để UBND thành phố hoàn thiện, trình cấp có thẩm quyền báo cáo Bộ Chính trị và trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 7 - tháng 5/20 và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Hai là, xem xét, quyết định các nội dung liên quan đến kế hoạch đầu tư công, chủ trương đầu tư các dự án sử dụng vốn đầu tư công và điều chỉnh, bổ sung danh mục các công trình, dự án thu hồi đất, chuyển mục đích đất trồng lúa năm 20 của thành phố.

Ba là, xem xét, quyết định các nội dung quan trọng về lĩnh vực văn hóa, giáo dục, y tế, an sinh xã hội, như: bổ sung biên chế viên chức giáo dục; quy định mức thu học phí, dịch vụ hỗ trợ hoạt động giáo dục, đào tạo; chế độ chăm sóc sức khỏe cán bộ; giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh; mức hỗ trợ nâng cao hiệu quả các thiết chế văn hóa ở cơ sở; tổ chức lại quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã..

Bốn là, thực hiện các nội dung khác theo thẩm quyền và công tác cán bộ, kiện toàn chức danh Ủy viên UBND thành phố theo quy định.

Tổ chức các cuộc hội thảo, làm việc và tọa đàm khoa học để lấy ý kiến

Liên quan nội dung HĐND Thành phố xem xét, thông qua Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, trình bày tờ trình tại kỳ họp, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Hà Minh Hải cho biết, nhiệm vụ lập Quy hoạch Thủ đô được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 313/QĐ-TTg ngày 7-3-2022. UBND thành phố đã giao Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội tổ chức triển khai lập Quy hoạch.

bq.jpg
Các đại biểu tham gia biểu quyết tại Kỳ họp

UBND thành phố đã chủ trì và chỉ đạo tổ chức hơn 100 cuộc hội thảo, hội nghị, làm việc triển khai công tác lập quy hoạch Thủ đô. UBND thành phố tổ chức Hội nghị toàn thành phố triển khai công tác lập Quy hoạch Thủ đô ngày 21-7-2023; lãnh đạo UBND thành phố đã chủ trì hơn 20 buổi làm việc trực tiếp với các sở, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã về nội dung quy hoạch các ngành, lĩnh vực và nhiều cuộc họp liên ngành về công tác lập Quy hoạch Thủ đô.

Lãnh đạo Thành ủy, UBND thành phố đã chủ trì và chỉ đạo cơ quan lập quy hoạch chủ trì hơn 30 cuộc hội thảo, tọa đàm khoa học. Trong đó, có nhiều Hội thảo quy mô, có giá trị khoa học lớn như Hội thảo khoa học về phát huy các giá trị và nguồn lực văn hóa xây dựng Thủ đô “Văn hiến, Văn minh, Hiện đại” với sự tham gia của hơn 300 đại biểu trong nước và quốc tế; phối hợp với Tạp chí Cộng sản tổ chức Hội thảo về các vấn đề lý luận và thực tiễn trong xây dựng và thực hiện Quy hoạch Thủ đô, phối hợp Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức Hội thảo tham vấn ý kiến đối với Quy hoạch Thủ đô...

Trong quá trình lập Quy hoạch, thành phố nhận được nhiều ý kiến tâm huyết của các chuyên gia, nhà khoa học, các đơn vị đồng hành trên địa bàn, cộng đồng dân cư gợi ý đối với các nội dung lập Quy hoạch Thủ đô nói riêng, phát triển Thủ đô nói chung...

Ngày 23/2/20, Hội đồng Thẩm định quy hoạch tỉnh (Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan Thường trực) đã tổ chức Hội nghị thẩm định Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo quy định của Luật Quy hoạch năm 2017. Tại Hội nghị, các thành viên Hội đồng thẩm định đã đánh giá cao kết quả lập Quy hoạch Thủ đô, đã thông qua Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050 với kết quả 31/31 phiếu đồng ý thông qua hồ sơ Quy hoạch Thủ đô (đạt 100%).

Hiện nay, cơ quan lập quy hoạch đang khẩn trương rà soát, hoàn thiện Quy hoạch Thủ đô theo ý kiến của Hội đồng thẩm định. Đặc biệt, tiếp thu ý kiến của Đảng đoàn Quốc hội tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội ngày 5-3-20; ngày 11-3-20, Ban Cán sự đảng UBND thành phố đã có Tờ trình số 47-TTR/BCSĐ báo cáo Thường trực Thành ủy. Ngày 13-3-20, Thường trực Thành ủy đã họp thống nhất thông qua về chủ trương đối với nội dung chủ yếu của Quy hoạch Thủ đô.

Như vậy, Quy hoạch Thủ đô Hà Nội đã được Hội đồng thẩm định thống nhất thông qua, UBND thành phố đã chỉ đạo cơ quan lập quy hoạch quyết liệt, khẩn trương tiếp thu, giải trình, bổ sung, hoàn thiện để trình HĐND thành phố xem xét thông qua tại kỳ họp lần này

Báo cáo làm rõ thêm và tiếp tục hoàn thiện

Trình bày báo cáo thẩm tra, Phó Trưởng ban Đô thị HĐND TP Đoàn Việt Cường nhấn mạnh, việc UBND TP trình thông qua Quy hoạch Thủ đô thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 là đúng quy định, làm cơ sở trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyêt.

Qua thẩm tra, Ban Đô thị cơ bản thống nhất nội dung Quy hoạch Thủ đô thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đồng thời, đề nghị UBND TP báo cáo làm rõ thêm và tiếp tục hoàn thiện để trình Thủ tướng.

Cụ thể, Thủ đô Hà Nội có vị thế, vai trò rất quan trọng trong vùng Thủ đô cũng như cả nước. Do vậy, cần làm nổi bật hơn vị trí, đặc điểm của Thủ đô Hà Nội trong vùng Thủ đô, đánh giá kỹ hơn việc thực hiện chức năng vùng của TP Hà Nội; làm rõ vai trò định hướng, dẫn dắt quá trình phát triển của Thủ đô Hà Nội đối với vùng Đồng bằng sông Hồng cùng cả nước.

Đánh giá về thuận lợi, khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện các quy hoạch, nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế; bổ sung dự báo các yếu tố điều kiện phát triển đặc thù của Hà Nội.

Về một số vấn đề cụ thể cần quan tâm, ông Đoàn Việt Cường nhấn mạnh đến rà soát, đánh giá cụ thể các tồn tại, hạn chế để thấy rõ nguyên nhân gốc rễ của điểm nghẽn, nút thắt, từ đó có giải pháp hiệu quả, giải quyết phù hợp. Đặc biệt là việc thiếu thể chế phát triển Thủ đô toàn diện, đồng bộ; hạ tầng còn thiếu đồng bộ, nhất là hạ tầng giao thông kết nối, hạ tầng giao thông công cộng chậm phát triển, nhất là đường sắt đô thị; hạ tầng thu gom, xử lý rác thải, xử lý nước thải còn thiếu và yếu; ô nhiễm môi trường…

daibieu.jpg
Các đại biểu đã thông qua Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

Sau khi thảo luận, HĐND TP Hà Nội khóa XVI đã thông qua Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Theo Nghị quyết được thông qua với 92,55% đại biểu có mặt tán thành, HĐND TP giao UBND TP tiếp thu ý kiến thẩm tra của Ban Đô thị HĐND TP và ý kiến của đại biểu để hoàn thiện nội dung của Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; trình cấp có thẩm quyền báo cáo Bộ Chính trị, trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 - tháng 5/20 và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo quy định của pháp luật. Giao Thường trực HĐND, các Ban HĐND, các tổ đại biểu, đại biểu HĐND TP và đề nghị Ủy ban MTTQ Việt Nam TP giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.

Xác định rõ 5 vùng đô thị

Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 có mục tiêu tổng quát trong Quy hoạch Thủ đô đến năm 2030, Hà Nội là thành phố “Văn hiến, Văn minh, Hiện đại”, xanh, thông minh, nơi hội tụ tinh hoa văn hóa của cả nước và thế giới; trung tâm đi đầu đối với nghiên cứu, sáng tạo, ứng dụng và chuyển giao khoa học - công nghệ mới; trung tâm, động lực thúc đẩy phát triển vùng đồng bằng sông Hồng và vùng động lực phía Bắc; trung tâm kinh tế tài chính lớn, cực tăng trưởng có vai trò dẫn dắt kinh tế của đất nước, có tầm ảnh hưởng trong khu vực, dựa trên mô hình phát triển xanh và kinh tế tuần hoàn, kinh tế số, kinh tế chia sẻ; thực sự là trung tâm lớn, tiêu biểu, hàng đầu cả nước về giáo dục, đào tạo chất lượng cao, ngang tầm khu vực và quốc tế...

Đến năm 2050, Thủ đô Hà Nội có mức sống và chất lượng cuộc sống cao; kinh tế, văn hóa, xã hội phát triển toàn diện, đặc sắc, hài hòa; có trình độ phát triển ngang tầm các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới; là thành phố kết nối toàn cầu, xanh - thông minh - thanh bình - thịnh vượng; là nơi đáng đến và lưu lại, đáng sống và cống hiến. Quy mô dân số thường trú đến năm 2050 khoảng 13-13,5 triệu người; GRDP bình quân đầu người năm 2050 đạt 45.000-46.000 USD; tỷ lệ đô thị hóa 80-85% vào năm 2050. Dự báo biến động dân số: Dân số thường trú đến năm 2030 khoảng 10,5 triệu người; đến năm 2045 khoảng 12,5 triệu người và đến năm 2050 khoảng 13 triệu người. Thành phần dân số khác (dân số quy đổi) đến năm 2030 khoảng 1.450.000 người; đến năm 2045 khoảng 2.100.000 người và đến năm 2050 khoảng 2.500.000 người…

Về nội dung cụ thể, Quy hoạch Thủ đô Hà Nội xác định cấu trúc không gian phát triển của Thủ đô Hà Nội gồm: 5 không gian phát triển, 5 hành lang và vành đai kinh tế, 5 trục động lực, 5 vùng kinh tế - xã hội, 5 vùng đô thị. Cùng với thành phố Hồ Chí Minh, Thủ đô Hà Nội đóng vai trò là cực tăng trưởng của đất nước, có vị trí trọng yếu trong tam giác động lực của vùng Đồng bằng sông Hồng (Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh) và tứ giác phát triển khu vực miền Bắc (Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh - Thanh Hóa).

Quy hoạch Thủ đô đã đặt ra các nhiệm vụ trọng tâm và đột phá phát triển. Trong đó nhấn mạnh đến vấn đề bảo vệ môi trường, giải quyết triệt để ô nhiễm sông Tô Lịch, làm sống lại hình ảnh dòng sông xanh, sạch, gắn liền với văn hóa - lịch sử Thủ đô; xử lý ô nhiễm môi trường các sông Nhuệ, Đáy, Lừ, Sét... để bảo đảm nguồn nước tưới an toàn cho nông nghiệp, tạo không gian xanh cho phát triển đô thị.

Cùng với đó, tập trung cải tạo những khu chung cư cũ; xóa bỏ tình trạng nhà tự xây không theo quy hoạch, không đảm bảo an toàn phòng, chống cháy nổ, cứu hộ, cứu nạn. Bảo tồn, chỉnh trang, cải tạo khu phố cổ, khu có kiến trúc kiểu Pháp nhằm khai thác, phát huy giá trị văn hóa - lịch sử của Thủ đô ngàn năm văn hiến. Khai thác không gian ngầm trong phát triển giao thông và dịch vụ đô thị.

Quy hoạch Thủ đô cũng nêu 5 vùng kinh tế - xã hội là: Vùng trung tâm, vùng phía Bắc sông Hồng, vùng phía Nam Thủ đô, vùng phía Tây Nam Thủ đô, vùng phía Tây Bắc Thủ đô; 5 vùng đô thị: Đô thị trung tâm, thành phố phía Tây, vùng đô thị Sơn Tây - Ba Vì, thành phố phía Bắc, đô thị phía Nam.

Xuân Lan