TP.HCM khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 20
Sáng 19/4, Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM tổ chức Lễ khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần 3 năm 20.
Dự khai mạc có Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy TP.HCM Phan Nguyễn Như Khuê, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Dương Anh Đức...
Phát biểu khai mạc, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) TP.HCM Lâm Đình Thắng cho biết, trong những năm qua, ngành xuất bản nói riêng và hoạt động phát triển văn hóa đọc của thành phố nói chung có sự phát triển mạnh mẽ và đạt được nhiều thành quả rất đáng khích lệ, có dấu ấn, góp phần lan tỏa văn hóa đọc ngày càng sâu rộng trong người dân thành phố.
Theo ông Lâm Đình Thắng, lãnh đạo thành phố đã quan tâm, định hướng hoạt động phát triển văn hóa đọc vừa phải phổ quát đến mọi địa bàn của thành phố, vừa phải có những hoạt động thể hiện tính tiên phong, sáng tạo, là điểm nhấn của thành phố.
Ngoài ra, các hoạt động, sự kiện về văn hóa đọc phải vừa khuyến đọc, khuyến viết, xây dựng văn hóa con người thành phố, vừa góp sức phát triển kinh tế, dịch vụ, du lịch, góp phần đưa thành phố trở thành thành phố của những sự kiện hấp dẫn, có sự thu hút cao.
Giám đốc Sở TT&TT TP.HCM Lâm Đình Thắng mong muốn, thông qua sự ảnh hưởng của các đại sứ văn hoá đọc trên từng lĩnh vực và bằng những hành động, tác phẩm nói và viết của mình sẽ lan tỏa những thông điệp tích cực về tri thức, văn hóa và nhân cách, góp phần xây dựng, lan tỏa tinh thần yêu sách, thưởng thức sách và viết sách trở thành một nét văn hóa đặc trưng trong nhân cách và lối sống của người dân thành phố mang tên Bác.
Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần 3 năm 20 tại TP.HCM với thông điệp: “Sách hay cần bạn đọc”; “Sách quý tặng bạn”, “Tặng sách hay - Mua sách thật”, “Sách hay: Mắt đọc - Tai nghe” diễn ra từ ngày /4 - 1/5/20, trong đó tập trung cao điểm từ ngày 17/4 - 22/4/20 tại đường Công trường Công xã Paris (từ Nguyễn Du đến Lê Duẩn), đường Nguyễn Văn Bình, quận 1 và đồng loạt tổ chức tại TP. Thủ Đức và 21 quận, huyện trên địa bàn thành phố.
Hơn 300 hoạt động, sự kiện sẽ được tổ chức trong khuôn khổ Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam (tăng 100 hoạt động, 50% so với năm 2023).
Trong đó, tại khu vực trung tâm thành phố, sự kiện được chia thành các khu vực chính.
Khu vực triển lãm trước Bưu điện Thành phố được đầu tư thiết kế đẹp, hài hoà với không gian chung phục vụ cho công tác triển lãm sách đạt giải thưởng sách quốc gia năm 2023, với 41 tác phẩm; triển lãm tư liệu, xuất bản phẩm kỷ niệm ngày lễ lớn của đất nước như 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và kỷ niệm 138 năm Ngày Quốc tế lao động; tư liệu, xuất bản phẩm kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ và kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Genève (Giơ-ne-vơ) về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam.
Khu vực hội sách với sự tham gia, đồng hành của 31 đơn vị cùng 42 gian hàng sẽ mang đến gần 50.000 quyển sách hay, bổ ích, đa dạng thể loại, chủ đề phong phú bao gồm sách điện tử và sách truyền thống.
Ngoài ra, tại Công trường Công xã Paris và đường sách TP.HCM, quy tụ gần 100 chương trình đặc sắc được kết hợp giữa nét văn hóa truyền thống và yếu tố hiện đại, nổi bật là buổi ký tặng sách của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh...
Dịp này, Sở TT&TT TP.HCM công bố 10 đại sứ văn hóa đọc TP.HCM, nhiệm kỳ 20-2025. Họ là đại diện trên nhiều lĩnh vực xuất bản, báo chí, kinh tế, văn hoá - nghệ thuật, học sinh, sinh viên… nhưng có chung một tình yêu sách và mong muốn lan tỏa tinh thần hiếu học, hiếu đọc quảng bá giá trị của sách, từ đó góp phần phát triển văn hóa đọc sâu rộng đến mọi tầng lớp nhân dân.
Đặc biệt, Ban Tổ chức công bố mời cụ Nguyễn Đình Tư là đại sứ văn hóa đọc thành phố danh dự, không giới hạn về nhiệm kỳ.
Cạnh đó, công bố thành lập Câu lạc bộ Đại sứ văn hóa đọc TP.HCM. Đây sẽ là nơi tạo điều kiện sinh hoạt chung cho các đại sứ văn hóa đọc qua các nhiệm kỳ, tạo môi trường đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa và hưởng thụ văn hóa đọc, chung tay lan tỏa văn hóa đọc và những giá trị mà sách mang đến cho người dân TP.HCM nói riêng và cả nước nói chung.