Thủ tướng giải quyết "nng" kiến nghị của người dân Đắk Lắk

Chính trị - Ngày đăng : 21:06, 19/06/2016

Chiều nay, 19/6, tại bun HĐơk, xã Eakao, tỉnh Đắk Lắk, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã thăm hỏi, lắng nghe b con đồng bo dân tộc by tỏ tâm tư, nguyện vọng v trực tiếp c ý kiến chỉ đạo đối với một số phản ánh, kiến nghị của người dân.

Buôn H’Đơk, xã Eakao, thành phố Buôn Ma Thuột là một trong những xã điểm của Đắk Lắk trong triển khai chương trình nông thôn mới. Với sự hỗ trợ của tỉnh, chính quyền và nhân dân EaKao đã đồng lòng, quyết tâm chung sức vượt qua khó khăn xây dựng và hoàn thành 19 tiêu chí nông thôn mới vào năm 20.

EaKao là một xã có xuất phát điểm rất thấp, có cư dân của 28 tỉnh, thành phố trong cả nước với 11 dân tộc cùng sinh sống. Ngành nghề của xã còn chưa phát triển, thu nhập của người dân chủ yếu dựa vào nông nghiệp; tỷ lệ hộ nghèo còn cao, tỷ lệ lao động trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm phần lớn. 

Thủ tướng giải quyết

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng bà con buôn HĐơk, xã Eakao, tỉnh Đắk Lắk. Ảnh VGP/Quang Hiếu

Theo lãnh đạo xã Eakao, dân số của xã vào khoảng 17.000 người với 48,5% là đồng bào dân tộc, chủ yếu là làm nông nghiệp. Cây trồng chủ lực của địa phương là cà phê, rầu riêng, bơ. Việc sản xuất hoàn toàn phụ thuộc vào thời tiết. Hai năm gần đây, năng suất, sản lượng cây trồng sụt giảm tương đối mạnh do hạn hán.

Để ứng phó, xã đã có một số công trình thủy lợi như hồ Eakao nhưng vẫn chưa bảo đảm việc giữ nước phục vụ sản xuất. Bên cạnh đó, việc giải quyết việc làm cho con em đồng bào dân tộc trong xã gặp nhiều khó khăn, nhiều em ra trường không có việc làm. Xã kiến nghị Trung ương quan tâm giải quyết 2 vấn đề này.

Tại buổi gặp gỡ với Thủ tướng, Trưởng buôn HĐơk Nguyễn Văn Chuẩn bày tỏ, thời gian qua, được sự quan tâm của chính quyền các cấp, đời sống của bà con được cải thiện nhiều. Tuy nhiên, buôn còn gặp nhiều khó khăn như cơ cấu sản xuất nông nghiệp lạc hậu, một số hộ đồng bào dân tộc không biết áp dụng kỹ thuật mới vào trồng trọt, chăn nuôi, cộng với thời tiết thất thường, khô hạn kéo dài nên ảnh hưởng lớn đến năng suất, chất lượng.

Người dân buôn HĐơk kiến nghị làm lại mương thủy lợi tưới nước cho 2 cánh đồng trong buôn và đường nội đồng; mong muốn được hỗ trợ xây mới nhà cộng đồng đã quá cũ. “Qua nhiều lần sửa chữa, lợp lại bằng mái tôn và tôn nền, khiến chiều cao từ sàn đến trần chỉ 2,5m, nên nóng quá, không bảo đảm cho sinh hoạt của người dân”, Trưởng buôn HĐơk cho biết.

Trước kiến nghị của đại diện xã Eakao, buôn HĐơk về đầu tư cải tạo hồ Eakao, Thủ tướng chỉ đạo lãnh đạo tỉnh Đắk Lắk, thành phố Buôn Ma Thuột khảo sát, phục hồi, cải tạo trên cơ sở xem xét quy mô tưới nước là bao nhiêu.

“Hồ chứa, dù nhỏ, cũng rất quan trọng đối với Tây Nguyên. Nếu thiệt hại, với cây lúa thì chỉ 1-2 vụ là phục hồi nhưng với câu lâu năm như ở Tây Nguyên thì rất khó phục hồi”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Thủ tướng gợi ý lãnh đạo chính quyền và nhân dân cần nghiên cứu chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Theo đó cần thay đổi hình thức canh tác, đầu tư sản xuất nông nghiệp quy mô lớn hơn, ứng dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất, nâng cao năng suất và giá trị sản phẩm, tìm thị trường đầu ra, từ đó nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân.

Về hệ thống kênh mương, Thủ tướng cho rằng nên xã hội hóa, Nhà nước và nhân dân cùng làm. “Trung ương sẵn sàng hỗ trợ các đồng chí”, Thủ tướng khẳng định.

Đối với chính sách cử tuyển mà người dân buôn HĐơk đề xuất, Thủ tướng nêu rõ, đây là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước nhằm đào tạo cán bộ dân tộc thiểu số vùng cao. Thủ tướng đề nghị lãnh đạo thành phố Buôn Ma Thuột quan tâm, tạo điều kiện cho con em người dân tộc được đào tạo theo dạng cử tuyển, kể cả đào tạo nghề.

Về kiến nghị xây nhà cộng đồng mới, Thủ tướng chỉ đạo lãnh đạo tỉnh, thành phố quan tâm giải quyết và lưu ý thiết kế nhà để chống nóng cho bà con

Ngay tại cuộc gặp này, bà con buôn HĐơk cũng trực tiếp kiến nghị Thủ tướng giải quyết một số vụ việc cụ thể liên quan đến đất đai. Thủ tướng đã giao lãnh đạo tỉnh Đắk Lắk nghiên cứu, xem xét kiến nghị, sớm báo cáo Thủ tướng kết quả xử lý.

Thủ tướng yêu cầu các cấp ủy Đảng, chính quyền, tổ chức đoàn thể của xã phải gương mẫu, tận tụy, gần dân, lắng nghe dân, kịp thời giải quyết các nguyện vọng của người dân. Thủ tướng mong muốn cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân Buôn HĐơk nỗ lực xây dựng buôn thành đơn vị kiểu mẫu, đóng góp vào sự phát triển của thành phố Buôn Ma Thuột.

Thủ tướng giải quyết

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm Bà mẹ Việt Nam anh hùng Lâm Thị Xin. Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Cũng trong chiều nay, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã thăm, tặng quà Bà mẹ Việt Nam Anh hùng Lê Thị Bé, Bà mẹ Việt Nam Anh hùng Lâm Thị Xin, sống tại xã Hòa Thuận, thành phố Buôn Ma Thuột. Thủ tướng cũng đến khảo sát mô hình trang trại rất thành công của nông dân Võ Tiến Dũng, thành phố Buôn Ma Thuột, chuyên canh sầu riêng và xen canh một số cây ăn quả, cho lợi nhuận 1 tỷ đồng/ha/năm.

Trước đó, trong sáng cùng ngày, bắt đầu chuyến công tác tại Tây Nguyên, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và lãnh đạo một số bộ, ngành trung ương đã tới nắm tình hình, thăm hỏi, động viên cán bộ, công chức, nhân viên và làm việc với Ban Chỉ đạo Tây Nguyên tại Thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. Cùng dự có lãnh đạo tỉnh Đắk Lắk và các đơn vị thành viên Ban Chỉ đạo. 

Ông Trần Việt Hùng, Phó Trưởng Ban thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nguyên cho biết, thời gian qua, Ban Chỉ đạo đã tăng cường kiểm tra, giám sát một số vấn đề lớn như thủy điện, bố trí đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho nhân dân vùng dự án, kiểm tra việc quản lý bảo vệ rừng, kết cấu hạ tầng giao thông Tây Nguyên.

Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nguyên đã phối hợp với các bộ, ngành, 5 tỉnh Tây Nguyên tổ chức các cuộc xúc tiến đầu tư vào vùng; đã nghiên cứu, đề xuất việc liên kết phát triển vùng.

“Đây là vấn đề khó, hiện nay, các cơ chế, chính sách chưa thể hiện rõ việc phát triển liên kết vùng. Nhưng chúng tôi xác định khó cũng phải làm, nên đã phối hợp với 5 tỉnh Tây Nguyên, với sự ủng hộ của nhiều bộ, ban, ngành, tiến hành lựa chọn các vấn đề để liên kết vùng là du lịch, nông nghiệp và giao thông vận tải”, ông Trần Việt Hùng cho biết.

Về phương hướng thời gian tới, Ban Chỉ đạo Tây Nguyên xác định tập trung nghiên cứu, đề xuất cơ chế đặc thù về quỹ phát triển kết cấu hạ tầng. Theo ông Trần Việt Hùng, hiện nay cơ sở hạ tầng, nhất là các trục quốc lộ, tỉnh lộ cơ bản đã hoàn thiện nhưng phần lớn phục vụ dân sinh, chưa đáp ứng tốt yêu cầu phát triển kinh tế của vùng.

Bên cạnh đó, tiếp tục nghiên cứu giải pháp để tăng cường liên kết vùng, phối hợp với các bộ, ngành chức năng tổng kết, đánh giá các cơ chế, chính sách đã ban hành để làm căn cứ, kiến nghị Thủ tướng Chính phủ ban hành các chính sách mới phù hợp với điều kiện Tây Nguyên; đôn đốc việc thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng về đổi mới, sắp xếp các nông lâm trường quốc doanh, tăng cường kiểm tra, đôn đốc việc bảo vệ, phát triển rừng.

Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nguyên cũng đề xuất đưa việc xây dựng các hồ đập nhỏ vào chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới bởi “theo các nhà khoa học, nếu xây dựng các hồ đập nhỏ gắn với nơi có điều kiện tích nước vào mùa mưa thì tăng khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu”, ông Trần Việt Hùng bày tỏ.

Thủ tướng giải quyết

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm và làm việc với Ban Chỉ đạo Tây Nguyên. Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Vui mừng được trở lại thăm Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, Trung ương Đảng, Chính phủ luôn đặc biệt quan tâm đến hoạt động của Ban Chỉ đạo Tây Nguyên nói riêng cũng như việc phát triển kinh tế-xã hội, nâng cao đời sống của đồng bào các dân tộc vùng Tây Nguyên nói chung.

Đánh giá về kết quả công tác của Ban, Thủ tướng cho rằng, Ban Chỉ đạo Tây Nguyên đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; phát huy vai trò cơ quan thường trực chỉ đạo , điều phối chung hoạt động phát triển vùng. Cán bộ, công chức, nhân viên Ban Chỉ đạo đã luôn phát huy tinh thần đoàn kết, gắn bó, khắc phục khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ chính trị của đơn vị. Trong quá trình đó, Ban Chỉ đạo cũng thường xuyên gắn bó mật thiết với chính quyền các cấp và bà con các dân tộc khu vực Tây Nguyên.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, Đảng, Nhà nước đang tiếp tục kiện toàn, củng cố các Ban Chỉ đạo trên địa bàn cả nước để nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới. Trên tinh thần đó, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị thời gian tới Ban Chỉ đạo tập trung vào một số vấn đề, trước hết là vấn đề đất đai.

“Cần tạo điều kiện tốt hơn cho người dân có đất ổn định cuộc sống lâu dài ở Tây Nguyên”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Vấn đề thứ hai cần quan tâm là nước và rừng, trong đó, cần đặc biệt quan tâm gìn giữ, phục hồi rừng Tây Nguyên, giữ lại màu xanh cho vùng.

Thứ ba là giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, từ đó, tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững.

Nhấn mạnh Đảng, Nhà nước đang tiếp tục kiện toàn và củng cố các Ban Chỉ đạo trên địa bàn cả nước, đáp ứng nhiệm vụ và yêu cầu trong tình hình hiện nay, Thủ tướng đề nghị Ban Chỉ đạo Tây Nguyên cùng lãnh đạo các tỉnh trong khu vực phối hợp chặt chẽ trong việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, trong đó chú trọng tạo điều kiện thuận lợi để phát triển doanh nghiệp, làm giàu từ những thế mạnh của vùng, nhân rộng những mô hình sản xuất hiệu quả kinh tế cao; giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo; xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở vững mạnh, nhất là tại các buôn làng, gắn với thực hiện tốt chính sách dân tộc, tôn giáo, xây dựng khối đại đoàn kết các dân tộc, góp phần đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội...

Ban Chỉ đạo và các tỉnh phải coi trọng công tác đào tạo, quy hoạch cán bộ giỏi cho vùng, coi đó là tiền đề quan trọng để phát triển Tây Nguyên.

Xuân Lan