Vị thế v hình ảnh Việt Nam qua diễn đn Tương lai ASEAN

Chính trị - Ngày đăng : 14:45, 28/04/20

Sau một ngy thảo luận, trao đổi si nổi, Diễn đn Tương lai ASEAN 20 vừa chính thức khép lại, đánh dấu một bước tiến lớn của Việt Nam trên hnh trình khẳng định tiếng ni v uy tín của mình trên trường quốc tế.

Vị thế và hình ảnh Việt Nam qua diễn đàn Tương lai ASEAN- Ảnh 1.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu tại phiên khai mạc Diễn đàn Tương lai ASEAN 20 - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Một trong những điểm nhấn quan trọng nhất của Diễn đàn là bài phát biểu của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại phiên khai mạc với tiêu đề "Tầm nhìn chiến lược vì một Cộng đồng ASEAN hướng tới tương lai".

Mở đầu bài phát biểu, Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ ra rằng thế giới đang đứng trước những bước ngoặt lớn và tương lai của khu vực, toàn cầu sẽ được định hình đáng kể bởi 3 xu hướng chiến lược lớn, bao gồm: (i) xu hướng cạnh tranh, phân tách ngày càng gay gắt giữa các nước lớn; (ii) xu hướng phát triển bùng nổ của các công nghệ mới, tiến trình số hóa; (iii) xu hướng phát triển bền vững, bao trùm, xoay quanh kinh tế số, kinh tế tuần hoàn và tăng trưởng xanh.

Ba xu hướng này không phát triển riêng rẽ mà sẽ tương tác với nhau theo nhiều cách phức tạp, đa chiều, tạo nên một bức tranh tương lai tiềm ẩn nhiều bất định, bất trắc nhưng cũng tạo ra những cơ hội phát triển bứt phá chưa từng có. Trong một bối cảnh như vậy, việc các quốc gia thành viên ASEAN cùng nhau bàn luận về tương lai và hoạch định cho tương lai của khu vực trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

Các học giả và chuyên gia quốc tế tham dự Diễn đàn có nhiều ý kiến đa dạng về định hướng tương lai của khu vực cũng như cách mà ASEAN đang quản trị một số vấn đề, một số điểm nóng. Tuy nhiên, gần như tất cả đều thừa nhận vai trò trung tâm của ASEAN trong cấu trúc khu vực và khẳng định rằng vai trò, tiếng nói mà ASEAN có được trên trường quốc tế hiện nay là trái ngọt của những nỗ lực ngoại giao bền bỉ của nhiều thế hệ các nhà lãnh đạo các nước ASEAN, chứ không phải nghiễm nhiên có được.

Vì vậy, như Thủ tướng Phạm Minh Chính đã khẳng định trong phát biểu dẫn đề, nhiệm vụ trước mắt là làm thế nào vai trò trung tâm của ASEAN thật sự phát huy hiệu quả, thực chất trong mọi lĩnh vực, mọi vấn đề của khu vực.

Một ASEAN hòa bình, ổn định, phát triển, thống nhất trong đa dạng, có tiếng nói quyết định trong các vấn đề của khu vực, có ý nghĩa quan trọng đối với Việt Nam, là một trong những trụ cột hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Việt Nam gần 30 năm qua bởi lẽ con đường phát triển và hội nhập của Việt Nam kể từ khi tiến hành Đổi mới đến nay luôn gắn liền với ASEAN.

Từ một đất nước bị chiến tranh tàn phá, Việt Nam đã nhanh chóng gây dựng được nền kinh tế năng động, quy mô GDP đạt 430 tỷ USD, là một trong 20 nền kinh tế có quy mô thương mại lớn nhất thế giới. Việt Nam không những hoàn thành sớm các mục tiêu Thiên niên kỷ, mà còn có Chỉ số phát triển con người (HDI) nằm trong nhóm cao nhất trong số các nền kinh tế có cùng trình độ phát triển. Từ một đất nước bị bao vây, cấm vận, đến nay Việt Nam đã có quan hệ đối ngoại rộng mở với 193 quốc gia trên thế giới, thiết lập quan hệ đối tác chiến lược, đối tác toàn diện với 30 quốc gia trong đó có tất cả các nước Ủy viên Thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.

Vị thế và hình ảnh Việt Nam qua diễn đàn Tương lai ASEAN- Ảnh 2.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và ngài Sonexay Siphandone, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào - Chủ tịch ASEAN 20 cùng trưởng đoàn các nước ASEAN dự Diễn đàn - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Như bài phát biểu của Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chỉ rõ, đạt được những thành tựu này, trước hết là lời khẳng định về tính đúng đắn của các chủ trương nhất quán của Đảng, Nhà nước Việt Nam, đặc biệt là đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ gắn với hội nhập quốc tế sâu rộng, toàn diện, thực chất và hiệu quả. Bên cạnh đó, một yếu tố quan trọng không thể không nhắc đến là môi trường hòa bình và ổn định ở khu vực với sự đóng góp rất lớn của ASEAN. Do đó có thể nói rằng đầu tư cho tương lai của ASEAN cũng chính là đầu tư cho tương lai lâu dài và bền vững của Việt Nam.

Để ASEAN có thể hiện thực hoá tầm nhìn đến năm 2045, trở thành một Cộng đồng phát triển năng động, gắn kết và tự cường, Thủ tướng đã đề nghị thực hiện "5 tăng cường": (i) tăng cường đoàn kết, thống nhất trong đa dạng, nêu cao tinh thần độc lập, tự cường, tự chủ chiến lược; (ii) tăng cường tin cậy chiến lược trong ASEAN và trong quan hệ với các đối tác; (iii) tăng cường chuyển đổi số, phát triển xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế số, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp, tạo ra các động lực tăng trưởng mới, bền vững; (iv) tăng cường phát triển hài hòa, bền vững, bao trùm, lấy người dân là trung tâm, chủ thể, động lực, nguồn lực và là mục tiêu của sự phát triển; (v) tăng cường huy động mọi nguồn lực xã hội, nhất là hợp tác công tư; tạo đột phá chiến lược về thể chế, nhân lực, hạ tầng và quản trị quốc gia.

Đề xuất "5 tăng cường" của Thủ tướng Phạm Minh Chính vẽ nên một bức tranh tổng thể hài hoà cho tương lai của ASEAN, với các mảnh ghép gắn kết chặt chẽ, bổ trợ lẫn nhau. Tăng cường đoàn kết và thống nhất sẽ giúp ASEAN vừa giúp đảm bảo hòa bình, ổn định, vừa giúp ASEAN duy trì vai trò trung tâm trong khu vực. Thúc đẩy tin cậy chiến lược cũng củng cố nền hòa bình, ổn định và thúc đẩy hợp tác. Có tin cậy chiến lược, các quốc gia phát triển hơn mới có thể chia sẻ, chuyển giao các công nghệ tiên tiến, giúp ASEAN nắm bắt cơ hội từ Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, nâng cao năng lực cạnh tranh và sức chống chịu của nền kinh tế trong bối cảnh tình hình thế giới ngày càng bất định, khó lường.

Hơn hết, cần tăng cường phát triển bao trùm, lấy người dân làm trung tâm, chính là cách duy nhất để đảm bảo sự công bằng trong chia sẻ thành quả, tránh việc tạo ra "kẻ thắng, người thua", vốn là một trong những nguy cơ hàng đầu dẫn tới bất ổn chính trị - xã hội.

Về lâu dài, sức mạnh của ASEAN sẽ phụ thuộc vào việc chúng ta huy động và sử dụng nguồn lực xã hội tốt đến đâu để tạo ra các đột phá chiến lược về thể chế, nhân lực, hạ tầng và quản trị quốc gia cho ASEAN.

Tất cả những đề xuất này đều góp phần kiến tạo tầm nhìn chiến lược cao nhất là một Cộng đồng ASEAN phát triển năng động, gắn kết và tự cường, với người dân thực sự là trung tâm, là chủ thể và là động lực cho sự phát triển bền vững và thịnh vượng chung của khu vực.

Trong bối cảnh thế giới đang trải qua những biến động sâu sắc và ASEAN đối mặt với nhiều thách thức chưa từng có, Diễn đàn Tương lai ASEAN 20 đã trở thành một kênh trao đổi quan trọng, một nơi để các nhà lãnh đạo và chuyên gia cùng nhau thảo luận, trao đổi về tầm nhìn và định hướng phát triển của khu vực.

Tầm nhìn và những đề xuất cụ thể của Thủ tướng Phạm Minh Chính trong bài phát biểu khai mạc không chỉ góp phần định hình cho tương lai của ASEAN mà còn có đóng góp to lớn cho thành công chung của Diễn đàn Tương lai ASEAN 20.

Trong bối cảnh thế giới đầy biến động và khó lường, Diễn đàn Tương lai ASEAN có thể trở thành kênh đối thoại quan trọng để xây dựng lòng tin, thắt chặt đoàn kết và hợp tác giữa các quốc gia thành viên, giữa ASEAN với các đối tác và hơn hết là giữa người dân với Chính phủ.

Diễn đàn là cơ hội để tất cả có thể thẳng thắn nhìn nhận các thách thức mà khu vực đang gặp phải, những cơ hội tiềm ẩn và cùng nhau thảo luận, tìm ra các giải pháp mới, có tính đột phá vì một tương lai thịnh vượng chung cho toàn khu vực.

Diễn đàn Tương lai ASEAN đã có một bước khởi đầu hết sức thành công, có tiềm năng to lớn, sẽ trở thành sự kiện thường niên mang thương hiệu của Việt Nam. Nếu thành hiện thực, một Diễn đàn Tương lai ASEAN được tổ chức hằng năm tại Hà Nội sẽ tạo ra một diễn đàn mở, nơi các đại biểu đến từ nhiều quốc gia, nhiều giới, nhiều lĩnh vực có thể cùng nhau thảo luận một cách cởi mở, đa chiều về các vấn đề gắn liền với tương lai của khu vực. Đây sẽ là đóng góp thiết thực của Việt Nam trong việc thúc đẩy đối thoại, hợp tác và phát triển bền vững ở khu vực, giúp nâng cao vị thế và uy tín của đất nước ta trên trường quốc tế.