Đấu thầu vàng liên tục thất bại: Làm thế nào để thành công?
Trong nỗ lực giảm chênh lệch giữa giá vàng trong nước và giá vàng quốc tế, một trong những biện pháp được Ngân hàng Nhà nước đưa ra là đấu thầu vàng. Tuy nhiên, trong 4 phiên “kế hoạch” thì 3 phiên bị hủy. Vậy làm thế nào để thành công?.
Giá vàng SJC quá cao so với giá vàng thế giới là một trong những rủi ro rất lớn của nhà đầu tư. Nhiều thời điểm, đặc biệt là khoảng thời gian cuối năm 2023, đầu năm 20, khoảng cách lên tới mức cao kỷ lục 20 triệu đồng/lượng.
Đứng trước bất cập của thị trường, Thủ tướng Chính phủ đã nhiều lần yêu cầu Ngân hàng Nhà nước phải giảm chênh lệch giữa thị trường trong nước và quốc tế. Một trong những biện pháp được Ngân hàng Nhà nước đưa ra là đấu thầu vàng sau 11 năm gián đoạn.
22/4/20 là ngày “lịch sử” của thị trường vàng khi Ngân hàng Nhà nước tổ chức phiên đấu thầu vàng lần đầu tiên sau hơn 1 thập niên. Tuy nhiên, một tiếng trước giờ đấu thầu, nhà điều hành thông báo hủy do "không có đủ số thành viên đăng ký dự thầu và chuyển tiền cọc" rồi chuyển lịch sang ngày 23/4.
Trong phiên đấu thầu ngày 23/4, đã có 2 thành viên trúng thầu là Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Á Châu (ACB) và Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) với số lượng trúng 3.400 lượng vàng. Tuy nhiên, 2 phiên sau đó đều bị hủy vì vì không đủ đơn vị đăng ký dự thầu
Vì vậy, kế hoạch giảm chênh lệch giữa giá vàng SJC và giá vàng quốc tế tạm thời chưa có hiệu quả khi khoảng cách giữa hai thị trường tăng từ 10 triệu đồng/lượng lên triệu đồng/lượng.
Phóng viên báo Công lý đã có cuộc trao đổi với ông Huỳnh Trung Khánh, Phó chủ tịch Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam (VGTA), đồng thời là cố vấn cấp cao Hội đồng Vàng thế giới tại Singapore về cách đấu thầu vàng thành công, từ đó góp phần giảm khoảng cách giữa hai thị trường.
Cho đến thời điểm này, kế hoạch giảm chênh lệch giữa giá vàng SJC và giá vàng quốc tế vẫn chưa thành công. Nguyên nhân là do đâu thưa ông?
Biện pháp đầu tiên mà Ngân hàng Nhà nước sử dụng để giảm khoảng cách giữa giá vàng trong nước và giá vàng quốc tế là đấu thầu vàng. Ngân hàng Nhà nước đã tổ chức 4 đợt nhưng có vẻ chưa đạt được kết quả mong muốn. Trong đó có 3 phiên hủy thầu, 1 phiên đấu thầu chỉ bán được hơn 3.000 lượng.
Thành thử, ta thấy biện pháp đấu thầu phải có sự điều chỉnh mới mang lại kết quả như mong muốn.
Tại sao các phiên đấu thầu lại thất bại thưa ông?
Trong mỗi phiên đấu thầu, Ngân hàng Nhà nước dự định bán ra khoảng 16.000 tới 17.000 lượng vàng với mong muốn can thiệp thị trường, kéo giá vàng giảm. Nhưng tôi nghĩ, Ngân hàng Nhà nước cần nghiên cứu lại giá sàn, giá tối thiểu và số lượng của lô tối thiểu.
Hiện tại, lô tối thiểu 1.400 lượng vàng là hơi lớn, vượt quá khả năng. Bên mua sợ không thể tiêu thụ hết trong vài ngày. Vàng mà để lâu, nếu xuống giá thì lỗ nên người ta ngại.
Giá bỏ thầu hiện nay dù thấp hơn giá bán ra của doanh nghiệp nhưng vẫn cao quá. Giá sàn 82 triệu đồng tới 83 triệu đồng/lượng thì giá bán ra tối thiểu phải là 84 triệu đồng/lượng tới 85 triệu đồng/lượng. Người mua ngại đầu tư vì “khoảng cách an toàn” chỉ 2 triệu đồng.
Với mức giá như trên, nhà đầu tư vẫn lãi 1 triệu đồng/lượng nhưng con số này không đủ bảo hiểm cho rủi ro. Trong vòng h, giá vàng quốc tế hoàn toàn có nguy cơ mất tới 50 USD/ounce tới 60 USD/ounce. Giá vàng rớt 1 triệu đồng/lượng là họ thua lỗ.
Theo ông giá sàn bao nhiêu là hợp lý, số lượng vàng trong một lô tối thiểu nên là như thế nào thưa ông?
Như tôi đã nói, giá sàn cần bằng giá mua vào của doanh nghiệp ở thời điểm đó, phải có chênh lệch giá bán ra. Họ mua giá 82 triệu đồng/lượng và bán ra 85 triệu đồng/lượng thì hợp lý.
Còn về số lượng vàng trong một lô tối thiểu, theo tôi chỉ bằng phân nửa hiện nay, tức là 700 lượng, hoặc cao lắm thì cũng chỉ 1.000 lượng. Đây là những con số khả thi cho doanh nghiệp.
Có cách nào giảm chênh lệch giữa giá vàng SJC và giá vàng quốc tế ngoài biện pháp đấu thầu vàng không thưa ông?
Đấu thầu vàng chỉ là biện pháp tình thế, trước mắt. Còn về lâu dài, công việc cần làm là nhập vàng nguyên liệu, cung cấp cho các doanh nghiệp chế tác trang sức, mỹ nghệ, vàng 9999.
Nếu cơ quan chức năng cho nhập một số vàng nhất định nào đó, lượng vàng này có thể đáp ứng đủ nhu cầu thị trường.
Hiệp hội Kinh doanh vàng đã kiến nghị Ngân hàng Nhà nước và Thủ tướng Chính phủ cho phép nhập 10 tấn nguyên liệu trị giá khoảng 700 triệu USD. Số ngoại tệ này không quá căng thẳng để có thể ảnh hưởng đến tỷ giá hay dự trữ ngoại hối. Nếu kiến nghị này được thông qua thì rất tốt. Nó góp phần kéo giá trong nước gần thế giới.
Hiện tại, giá vàng SJC đang đắt hơn giá vàng thế giới khoảng triệu đồng/lượng. Theo ông, khoảng cách giữa giá vàng SJC và giá vàng quốc tế là bao nhiêu thì hợp lý?
Giá vàng trong nước cần phải giảm để kéo chênh lệch xuống mức từ 5 triệu đồng tới 6 triệu đồng/lượng là hợp lý, đạt yêu cầu. Còn với vàng nhẫn, mức chênh khoảng 1,2 triệu đồng/lượng là hợp lý.