Chuyển động

Nhiệt độ toàn cầu tiếp tục đạt kỷ lục trong tháng 4

Nguyên An 08/05/20 - 19:50

Theo một báo cáo mới của cơ quan giám sát khí hậu của EU công bố ngày 8/5, tháng 4 đánh dấu một tháng "đáng chú ý" khác với nhiệt độ trung bình không khí và mặt biển toàn cầu phá kỷ lục.

Dịch vụ Biến đổi Khí hậu Copernicus của EU cho biết, tình trạng ấm áp bất thường xảy ra bất chấp hiện tượng thời tiết El Nino tiếp tục suy yếu, đồng thời chỉ ra rằng, biến đổi khí hậu do con người gây ra đã làm trầm trọng thêm tình trạng hiện tượng khí hậu cực đoan.

nhiet-do-tang-ky-luc.png
Nhiệt độ toàn cầu tiếp tục đạt kỷ lục trong tháng 4. (Ảnh: AFP)

Theo Copernicus, kể từ tháng 6 năm ngoái, mỗi tháng đều là khoảng thời gian ấm nhất được ghi nhận. Tháng 4 năm 20 cũng không phải là ngoại lệ, nhiệt độ ở mức cao hơn 1,58 độ C so với mức trung bình thời kỳ tiền công nghiệp 1850-1900.

Copernicus cho biết: “Mặc dù bất thường, nhưng một chuỗi kỷ lục nhiệt độ toàn cầu hàng tháng tương tự cũng đã xảy ra trước đó vào năm 20-2016”.

Nhiệt độ trung bình trong 12 tháng qua cũng được ghi nhận ở mức cao hơn 1,6C so với thời kỳ tiền công nghiệp, vượt mục tiêu 1,5C mà Thỏa thuận Paris năm 20 đặt ra nhằm hạn chế hiện tượng nóng lên toàn cầu.

Điều bất thường này không có nghĩa là mục tiêu Paris đã bị phá vỡ, vì điều này được tính toán trong suốt nhiều thập kỷ.

Nhưng, nó báo hiệu "điều kiện nhiệt độ toàn cầu mà chúng ta hiện đang trải qua đáng chú ý đến mức nào", nhà khí hậu học Julien Nicolas của Copernicus nói.

Tháng trước là tháng 4 ấm thứ hai từng được ghi nhận ở châu Âu, cũng như tháng 3 và toàn bộ mùa đông.

Nhiều vùng châu Á từ Ấn Độ tới Việt Nam hứng chịu đợt nắng nóng gay gắt trong những tuần gần đây, trong khi miền Nam Brazil đang hứng chịu lũ lụt chết người.

Ông Nicolas cho biết: “Mỗi mức độ nóng lên toàn cầu tăng thêm đều đi kèm với các hiện tượng thời tiết cực đoan, vừa dữ dội hơn vừa có nhiều khả năng xảy ra hơn”.

Các thái cực khác nhau dưới dạng lũ lụt và hạn hán đã hoành hành khắp thế giới vào tháng Tư vừa qua.

Copernicus báo cáo rằng, phần lớn châu Âu đã chứng kiến ​​tháng 4 ẩm ướt hơn bình thường, mặc dù miền Nam Tây Ban Nha, Ý và phía Tây Balkan khô hơn mức trung bình.

Mưa lớn gây lũ lụt ở nhiều nơi ở Bắc Mỹ, Trung Á và Vịnh Ba Tư.

Trong khi miền Đông Australia hứng chịu mưa lớn, phần lớn đất nước lại trải qua thời tiết khô hạn hơn bình thường. Miền Bắc Mexico và xung quanh Biển Caspian cũng vậy.

Copernicus cho biết, hiện tượng El Nino tự nhiên - làm ấm Thái Bình Dương và dẫn đến nhiệt độ toàn cầu tăng lên, đã đạt đỉnh vào đầu năm nay và hướng tới "tình trạng cân bằng" vào tháng 4.

Tuy nhiên, nhiệt độ trung bình mặt nước biển đã phá kỷ lục vào tháng 4 - tháng thứ 13 liên tiếp phá kỷ lục.

Đại dương ấm lên đe dọa sinh vật biển, góp phần làm tăng độ ẩm trong khí quyển và làm giảm vai trò quan trọng của nó trong việc hấp thụ khí thải nhà kính làm nóng hành tinh.

Dự báo khí hậu cho thấy nửa cuối năm thậm chí có thể chứng kiến ​​sự chuyển đổi sang La Nina, làm giảm nhiệt độ toàn cầu, Nicolas nói, "nhưng điều kiện vẫn còn khá bất ổn".

Giám đốc Copernicus Carlo Buontempo cho biết: “Năng lượng dư thừa bị giữ lại trong đại dương và khí quyển do nồng độ khí nhà kính ngày càng tăng sẽ tiếp tục đẩy nhiệt độ toàn cầu lên mức kỷ lục mới”.

Liên hợp quốc vào tháng 3 đã cảnh báo rằng, có "khả năng cao" năm 20 sẽ tiếp tục chứng kiến ​​nhiệt độ cao kỷ lục.

Ông Nicolas nói, “vẫn còn hơi sớm” để dự đoán liệu các kỷ lục mới có tiếp tục bị phá vỡ hay không, vì năm 2023 là một năm đặc biệt.

Nguyên An