Cng bố Nghị quyết của Quốc hội về l i hiệu lực thi hnh Bộ luật Hình sự v một số Luật liên quan
Chính trị - Ngày đăng : 11:05, 30/06/2016
Quang cảnh buổi họp báo
Ông Đào Việt Trung - Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước đọc Lệnh của Chủ tịch nước và toàn văn Nghị quyết của Quốc hội khoá XIII.
Căn cứ Điều 88 và Điều 91 của Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam; căn cứ Điều 57 của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Chủ tịch nước công bố Nghị quyết về việc lùi hiệu lực thi hành của Bộ luật Hình sự số 100/20/QH13, Bộ luật Tố tụng hình sự số 101/20/QH13, Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự số 99/20/QH13, Luật thi hành tạm giữ, tạm giam số 94/20/QH13 và bổ sung dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự số 100/20/QH13 và Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2016.
Nghị quyết này được Quốc hội khoá XIII thông qua ngày 29/6/2016 và có hiệu lực từ ngày 30/6/2016
Theo đó, Quốc hội quyết nghị bổ sung Dự án luật sửa đổ, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2016 và trình Quốc hội khoá XIV tại kỳ họp thứ hai.
Lùi hiệu lực thi hành 4 Bộ luật trên từ ngày 1/7/2016 đến ngày Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự có hiệu lực thi hành, trừ một số quy định có lợi cho người phạm tội.
Nghị quyết cũng quy định rõ: Tiếp tục áp dụng Bộ luật Hình sự số /1999/QH10 (được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 37/2009/QH12), Bộ luật Tố tụng hình sự số 19/2003/QH11, Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự số 23/2004/PL-UBTVQH11 (được sửa đổi bổ sung một số điều theo Pháp lệnh 2006 và 2009 tại Quốc hội khoá XI và XII); nghị định số 89/1998/NĐ-CP ban hành Quy chế về tạm giữ, tạm giam (được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định số 98/2002/NĐ-CP và Nghị định số 09/2011/NĐ-CP của Chính phủ) cho đến ngày Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự số 100/20/QH13 có hiệu lực thi hành.
Kể từ ngày 1/7/2016, thực hiện các quy định có lợi cho người phạm tội tại khoản 3 Điều 7 của Bộ luật Hình sự 20 và điểm b khoản 1 Điều 1 Nghị quyết số 109/20/QH13 về việc thi hành Bộ luật hình sự; tiếp tục áp dụng khoản 2 Điều 1 và các quy định khác có lợi cho người phạm tội tại Nghị quyết 109/20/QH13.
Áp dụng các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự số 101/20/QH13 để thi hành các quy định có lợi cho người phạm tội của Bộ luật hình sự 20 và Nghị quyết số 109.
Nghị quyết cũng giao TANDTC hướng dẫn thi hành việc thực hiện các quy định có lợi cho người phạm tội; UBTVQH, Chính phủ, TANDTC, VKSNDTC trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình chịu trách nhiệm thi hành Nghị quyết này.
Tại buổi họp báo, đại diện các cơ quan của Quốc hội, Bộ Tư pháp đã trả lời nhiều câu hỏi của phóng viên. Theo Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đinh Trung Tụng, những sai sót trong Bộ luật Hình sự số 100/20/QH13 chủ yếu là sai sót về mặt kỹ thuật, còn những chủ trương, quan điểm, đường lối của Đảng, Nhà nước về chính sách hình sự là đúng. Tuy nhiên, những sai sót này lại ảnh hưởng đến công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm.
Còn theo Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Đỗ Mạnh Hùng, để xảy ra sai sót này có trách nhiệm của đại biểu Quốc hội và cá nhân ông là một đại biểu đã nhấn nút thông qua, ông thấy có lỗi. Tới đây sẽ làm rõ trách nhiệm cụ thể, trực tiếp của các cá nhân liên quan, của cơ quan soạn thảo, thẩm tra. Quốc hội sẽ có quyết định cần thiết, trên cơ sở đó làm rõ hơn nữa trách nhiệm của tổ chức, cá nhân liên quan. Ông Hùng cho biết, phát hiện ra sai sót là từ các cử tri, nhà chuyên môn, báo chí, điều đó một lần nữa cho thấy vai trò giám sát của cử tri, của người dân và cơ quan truyền thông đối với hoạt động của Quốc hội. Quốc hội khóa XIII sắp hết nhiệm kỳ, các khóa Quốc hội tiếp theo cần chú ý hơn nữa vai trò giám sát của cử tri, người dân và dư luận, tiếp tục nâng cao chất lượng hoạt động lập pháp của Quốc hội.
Tại buổi họp báo, đại diện các cơ quan chức năng cũng đã trả lời về hướng sửa đổi Luật trong thời gian tới, việc thu hồi sách đã phát hành cũng như người chịu trách nhiệm cho việc này, các biện pháp xử lý ngoài mong muốn của nhà xuất bản và người mua sách.