Chính trị

Quốc hội giám sát tối cao về bảo vệ môi trường

Duy Tuấn 08/06/20 - :32

Với 466/467 đại biểu có mặt tán thành, chiều nay, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2025. Theo đó, Quốc hội sẽ giám sát tối cao chuyên đề việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực thi hành.

Theo đó, Quốc hội quyết định sẽ giám sát tối cao chuyên đề "Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực thi hành".

gs1.jpeg
Toàn cảnh phiên họp

Quốc hội giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ đạo tổ chức giám sát chuyên đề này và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp thứ 10.

Đồng thời, giao UBTVQH tổ chức giám sát chuyên đề "Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao".

Tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội sẽ xem xét báo cáo của Chính phủ về việc thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về Cảng hàng không quốc tế Long Thành, dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025, dự án đường vành đai 4 - vùng thủ đô Hà Nội, dự án đường vành đai 3, TP.HCM.

Trước đó, trình bày báo cáo tiếp thu, giải trình, Tổng thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết có ý kiến đề nghị Quốc hội tiến hành giám sát tối cao 2 chuyên đề về bảo vệ môi trường và nguồn nhân lực.

Sau khi cân nhắc, để bảo đảm chất lượng, tính khả thi, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất trình Quốc hội lựa chọn 1 chuyên đề để Quốc hội giám sát tối cao và Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiến hành giám sát 1 chuyên đề.

Một số nội dung đại biểu Quốc hội đề xuất đã được lồng ghép trong xem xét việc thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch tài chính quốc gia và vay, trả nợ công 5 năm giai đoạn 2021-2025; kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025; Nghị quyết về đẩy mạnh việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí…

Duy Tuấn