Giao thông

Hà Nội: Cận cảnh công trường dự án đường Vành đai 2,5

Dương Dũng - Minh Lý 12/06/20 13:04

Sau nhiều năm trì trệ do vướng mắc khâu giải phóng mặt bằng (GPMB), Dự án xây dựng đường 2,5 (đoạn từ Đầm Hồng đến Quốc lộ 1A) hiện đang dần được hoàn thiện nhưng vẫn còn nhiều dở dang.

Quận Hoàng Mai nằm ở cửa ngõ phía Nam của Thủ đô có vị trí và tầm quan trọng đặc biệt. Trên địa bàn có nhiều tuyến đường giao thông huyết mạch đi qua.

Từ khi được thành lập đến nay, dân số quận Hoàng Mai đã tăng gấp 4 lần, trở thành quận đông dân nhất Hà Nội (trên 720.000 người), sức ép về công tác an sinh xã hội xây dựng hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng giao thông ngày càng lớn. Việc thi công hoàn thành sớm tuyến đường đáp ứng niềm mong mỏi, kỳ vọng lớn lao từ đông đảo người dân trong khu vực từ nhiều năm nay.

Ngày 25/11/2003 theo Nghị định số 132/2003/NĐ-CP ngày 6/11/2003 của Chính phủ, Quận được thành lập đã mở ra cơ hội, điều kiện tốt để quận Hoàng Mai vươn lên phát triển mạnh mẽ về mọi mặt.

Thực hiện Quyết định 108/1998/QĐ-TTg ngày 20/6/1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch Thủ đô Hà Nội đến năm 2020 và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Nghị Quyết của Đại hội Đảng bộ thành phố nhiều nhiệm kỳ qua luôn ưu tiên phát triển hệ thống hạ tầng giao thông (xác định giao thông phải đi trước một bước).

Trong đó có quy hoạch dự án xây dựng đường Vành đai 2,5 (đoạn từ Đầm Hồng đến Quốc lộ 1A) trên địa bàn quận Hoàng Mai nhằm giảm tải lưu lượng phương tiện cho Vành đai 2 và Vành đai 3, tăng kết nối liên vùng và khu vực.

Xuất phát từ yêu cầu thực tế cấp thiết trên, ngày 2/4/2010, UBND TP.Hà Nội đã lựa chọn nhà đầu tư và ban hành Quyết định số 04/QĐ-UBND chấp thuận thông qua hồ sơ Đề xuất và chỉ định nhà đầu tư đàm phán Hợp đồng dự án của Dự án đầu tư xây dựng đường 2,5 đoạn Đầm Hồng đến Quốc lộ 1A, quận Hoàng Mai theo hình thức hợp đồng BT.

Ngày 2/1/2014, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội (là cơ quan nhà nước được UBND TP.Hà Nội ủy quyền làm đại diện) ký Hợp đồng xây dựng chuyển giao (Hợp đồng BT) số 01/2014/HĐBT “Dự án đầu tư xây dựng đường 2,5 (đoạn từ Đầm Hồng đến Quốc lộ 1A), quận Hoàng Mai TP. Hà Nội” với Liên danh Công ty cổ phần Kinh doanh phát triển nhà và đô thị Hà Nội và Công ty TNHH Xây dựng công trình Hoàng Hà.

Thời gian thực hiện Hợp đồng là 36 tháng. Về phương án thu hồi vốn của Nhà đầu tư, Hợp đồng BT đã nêu rõ nhà đầu tư thu hồi vốn đầu tư công trình BT bằng dự án khác.

Xét đề nghị của UBND TP.Hà Nội và ý kiến đề nghị của Bộ Tài chính, ngày 3/1/2014, Thủ tướng Chính phủ có Văn bản số 04/TTg-KTN về việc triển khai thực hiện dự án xây dựng đường 2,5 quận Hoàng Mai, TP. Hà Nội theo hình thức Hợp đồng BT.

Trong đó “Đồng ý việc UBND Thành phố Hà Nội giao dự án khác (là dự án do nhà đầu tư thực hiện theo thoả thuận trong Hợp đồng BT) để nhà đầu tư thực hiện đồng thời với dự án đầu tư xây dựng đường 2,5 quận Hoàng Mai theo hình thức Hợp đồng BT”.

Thực hiện văn bản trên, ngày 20/1/2014, UBND TP.Hà Nội có Công văn số 403/UBND-QHXDGT “Đồng ý giao dự án khác (là dự án do nhà đầu tư thực hiện theo thỏa thuận trong Hợp đồng BT) để nhà đầu tư thực hiện đồng thời với dự án BT đầu tư xây dựng đường 2,5 (đoạn từ Đầm Hồng đến quốc lộ 1A) theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Văn bản số 04/TTg-KTN ngày 03/01/2014."

Nếu được triển khai thi công theo đúng kế hoạch và thời gian hoàn thành sẽ thay đổi bộ mặt, diện mạo đô thị khang trang, sạch đẹp những nơi có tuyến đường 2,5 chạy qua.

Tuy nhiên, Dự án đường 2,5 (đoạn Đầm Hồng đến Quốc lộ 1A), khối lượng thi công mới đạt khoảng 40%, phần còn lại không thể thi công được do chưa giải phóng được mặt bằng. Mặt khác, Hợp đồng BT đã ký giữa các bên ngày 2/1/2014, sau đó ngày /6/2017 được gia hạn thêm thời gian đến ngày 30/06/2018 đã hết hạn.

Do không có mặt bằng sạch để thi công dẫn đến dự án hiện đã chậm nhiều năm gây lãng phí rất lớn cho xã hội về thời gian và tiền bạc, môi trường xung quanh bị ô nhiễm do thường xuyên bị tắc đường, bụi bẩn, rác thải bị đổ trộm ảnh hưởng rất lớn đến người dân trong khu vực.

Đầu tháng 2/20, công tác giải phóng mặt bằng đã cơ bản hoàn thành, các hộ dân còn lại cuối cùng gần Cầu L3 ngõ 148 phố Trịnh Đình Cửu đã bàn giao mặt bằng.

Dự án đã có điều kiện thuận lợi để triển khai thi công, hoàn thành phần còn lại của con đường, nhưng hiện nay vẫn đang chờ UBND Thành phố Hà Nội gia hạn thời gian thực hiện.

Liên quan đến việc thực hiện dự án, gần đây, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông Thành phố Hà Nội (Ban QLDA) đã đề xuất UBND TP Hà Nội giải pháp thực hiện Dự án xây dựng tuyến đường 2,5 đoạn từ Đầm Hồng - Quốc lộ 1A theo hình thức BT.

Trong trường hợp nhà đầu tư không đủ các điều kiện, thủ tục pháp lý dẫn đến không thể tổ chức thi công được Dự án BT, Ban QLDA kiến nghị UBND TP Hà Nội thực hiện 2 phương án.

Phương án 1, cho phép điều chuyển đoạn tuyến chưa triển khai thi công của Dự án BT sang Dự án hầm chui đường 2,5 (có chiều dài khoảng 350m từ cọc H6 của Dự án BT về phía Đầm Hồng).

Thuận lợi nhất của phương án này là công tác GPMB đã hoàn thành, việc đầu tư xây dựng đoạn tuyến này để kết nối hầm chui đường 2,5 đảm bảo kịp thời đưa vào sử dụng, đồng bộ với tuyến đường, giảm ùn tắc giao thông, an toàn giao thông và vệ sinh môi trường.

Tuy nhiên, trên đoạn tuyến có cầu L3 qua sông Lừ nhà đầu tư đã xây dựng 2 trụ và lắp đặt nhịp dầm giữa từ lâu chưa thi công mố và 2 nhịp biên nhưng đã xuống cấp, cần phải xác định điểm dừng thi công, kiểm định đánh giá lại chất lượng dầm, trụ cầu đã thi công.

Với phương án 2, điều chuyển đoạn tuyến từ cọc H6 đến bờ trái sông Lừ của Dự án BT (chiều dài đoạn tuyến khoảng 200m).

Do công tác GPMB đã hoàn thành, nhà đầu tư chưa triển khai xây dựng trên đoạn tuyến này nên việc xác định điểm dừng của Dự án BT không phức tạp, không ảnh hưởng lớn đến tiến độ của dự án hầm chui đường 2,5.

Khó khăn khi không hoàn thiện được đoạn tuyến vành đai 2,5 từ Quốc lộ 1A cũ đến Đầm Hồng theo quy hoạch chỉ khắc phục được tình thế trước mắt mà không giải quyết được triệt để công tác kết nối giao thông trong khu vực, tiềm ẩn nguy cơ tạo ra điểm đen ùn tắc giao thông khu vực cầu Định Công và đường hai bờ sông khu vực lân cận.

Ghi nhận của PV Báo Công lý tại công trường thi công Dự án đường 2,5 (đoạn từ Đầm Hồng đến Quốc lộ 1A):

img_0237.jpg
img_0238.jpg
img_00.jpg
img_01.jpg
img_02.jpg
img_03.jpg
img_05.jpg
img_06.jpg
img_08.jpg
img_0250.jpg
img_0251.jpg
img_0252.jpg
img_0253.jpg
img_0254.jpg
img_0255.jpg
img_0256.jpg
img_0257.jpg
img_0258.jpg
Văn phòng điều hành dự án.
img_0259.jpg
Máy móc thi công được tập kết nhưng hoạt động cầm chừng.
img_0260.jpg
img_0264.jpg
img_0265.jpg
img_0266.jpg
Các hộ dân đầu ngõ Trịnh Đình Cửu được di dời, phục thi thi công dự án.Trải qua nhiều năm, tình trạng giao thông trên tuyến bị ảnh hưởng, rất khó khăn.
img_0267.jpg
Đế cầu bắc qua sông Lừ đã rỉ sét, rêu mốc do bỏ không lâu ngày.
img_0268.jpg
img_0271.jpg
img_0272.jpg
img_0274.jpg
img_0276.jpg
Công trường được quây rào.

Dương Dũng - Minh Lý