Sẽ sửa Luật Trách nhiệm bồi thường của Nh nước v thu hồi Bộ luật Hình sự 20
Chính trị - Ngày đăng : 21:36, 07/07/2016
Phát hiện 58 văn bản trái luật trong 6 tháng
Tại buổi họp báo về công tác tư pháp Quý II/2016, Thứ trưởng kiêm Chánh Văn phòng, người phát ngôn Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng cho biết: 6 tháng đầu năm 2016, công tác xây dựng pháp luật đã được đẩy mạnh ngay từ đầu năm. Tính đến ngày 30/6, đối với 169 văn bản quy định chi tiết các luật đã có hiệu lực từ ngày 1/7/2016, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, cơ quan ngang Bộ đã ban hành được 73/169 văn bản (41 nghị định, quyết định, 28 thông tư…) đạt 43,19%; còn 96/169 văn bản chưa được ban hành.
Bộ Tư pháp đã thẩm định 1 dự thảo văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL), 61 điều ước quốc tế; góp ý 447 dự thảo văn bản, trong đó có 63 điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế. Bộ cũng đã hoàn thành thẩm định đối với 50/50 nghị định về điều kiện đầu tư kinh doanh. Bộ Tư pháp kiểm tra theo thẩm quyền 1.443 văn bản, bước đầu phát hiện 58 văn bản trái luật về nội dung, thẩm quyền (22 văn bản của bộ, cơ quan ngang bộ, 36 văn bản của địa phương).
Đặc biệt, công tác kiểm soát thủ tục hành chính, cơ quan này cũng đã hoàn thành việc đơn giản hóa thêm 46 thủ tục hành chính, nâng tổng số thủ tục hành chính đã hoàn thành đơn giản hóa lên đến 4.527/4.723 thủ tục. Qua đó, rà soát và đề xuất không quy định 50 thủ tục không cần thiết, sửa đổi 250 thủ tục không hợp lý. Riêng trong Quý II, Bộ Tư pháp đã thẩm định đối với 190 thủ tục hành chính, qua đó đề nghị không quy định 31 thủ tục, sửa đổi 110 thủ tục không hợp lý.
Đối với công tác thi hành án dân sự (THADS), 8 tháng đầu năm, trong số án có điều kiện thi hành, cơ quan này đã giải quyết xong 296,041% việc, tăng 6,59% so với cùng kỳ năm trước. Tổng số tiền thi hành được là trên 14.000 tỷ đồng, tăng 26,92% so với cùng kỳ.
Công tác bồi thường của Nhà nước, các cơ quan có thẩm quyền đã thụ lý 69 vụ việc (trong đó có 17 vụ việc thụ lý mới), đã giải quyết xong /69 vụ việc. Số tiền Nhà nước phải bồi thường trong các quyết định, bản án về giải quyết bồi thường đã có hiệu lực pháp luật trên 8 tỷ đồng.
Ông Trần Tiến Dũng phát biểu tại buổi họp báo
Ông Trần Tiến Dũng cũng cho biết, qua quá trình thực hiện công tác bồi thường, có những bất cập, vướng mắc nên cần phải sửa đổi Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước. Đó là bổ sung các trường hợp thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước như: Buộc thôi việc đối với công chức giữ chức vụ Tổng Cục trưởng và tương đương trở xuống để phù hợp với quy định của Luật Khiếu nại; bổ sung trường hợp người bị bắt giữ trong trường hợp khẩn cấp; pháp nhân thương mại bị khởi tố, truy tố xét xử; áp dụng biện pháp khẩn tạm thời không đúng thời hạn theo quy định pháp luật.
Quy định thêm và lượng hóa thêm một số thiệt hại được bồi thường của Nhà nước mà Luật chưa quy định; quy định chặt chẽ, cụ thể trách nhiệm kỷ luật và tăng mức hoàn trả để tăng cường trách nhiệm của người thi hành công vụ.
Đang thu hồi BLHS 20
Liên quan đến việc sửa BLHS 20, lãnh đạo Bộ Tư pháp cho biết, đối với những sai sót của BLHS thì sẽ phải sửa. Còn những vấn đề có lợi cho các đối tượng áp dụng, Nghị quyết của Quốc hội đã quyết định việc tiếp tục áp dụng. Hiện, Bộ Tư pháp đang phối hợp với các cơ quan của Quốc hội lên kế hoạch để tiến hành sửa BLHS. Còn trách nhiệm thì theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Với tư cách là cơ quan soạn thảo, Bộ Tư pháp có phần trách nhiệm trong việc này, còn xử lý trách nhiệm ra sao, quy trách nhiệm cho ai, mức độ thế nào thì phải chờ chỉ đạo của cơ quan cấp trên. Còn số lượng phát hành BLHS 20 và việc thu hồi, ông Trần Tiến Dũng cũng cho biết thêm, phía Nhà xuất bản Tư pháp báo cáo về số lượng in tại đây không nhiều, chỉ vài trăm cuốn, số lượng in tại các nhà xuất bản đầu mối hiện chưa có con số cụ thể. Hiện nay, đơn vị này cũng đang liên hệ với các nhà xuất bản đầu mối để thu hồi những ấn bản này.
Liên quan đến Điều 292, Bộ luật Hình sự 20 quy định về tội Cung cấp dịch vụ trái phép trên mạng máy tính đang gây lo lắng về vấn đề khởi nghiệp, đặc biệt đối với các nhà sáng chế, sáng tạo phần mềm, theo bà Nguyễn Thị Kim Thoa, Vụ trưởng Vụ Pháp luật hình sự - hành chính (Bộ Tư pháp), đây không phải nguyên nhân để lùi thi hành Bộ luật Hình sự và đến nay, chưa có ai đề xuất sửa điều luật này. Quy định để bảo đảm doanh nghiệp nào cũng phải thực hiện đúng quy định của pháp luật, bởi trên mạng viễn thông rất nhiều thông tin ảnh hưởng tới người dân và doanh nghiệp, phải bảo vệ doanh nghiệp làm ăn chân chính.
Trả lời báo chí về việc bồi thường oan sai cho ông Lương Ngọc Phi, ông Trần Việt Hưng, Phó cục trưởng Cục Bồi thường Nhà nước cho biết: Bộ Tài chính đã chính thức cấp 23 tỷ đồng để bồi thường. Các cơ quan tố tụng chủ động trong việc giải quyết bồi thường Nhà nước. Ông Hưng cũng cho hay, tới đây khi sửa Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, có đưa những khoản chi phí của người thân trong quá trình đi lại đòi công lý cho người bị oan. Và, quan điểm này hiện nay cũng được nhiều người đồng tình ủng hộ.
Còn việc xem xét thu hồi chứng chỉ luật sư của cựu điều tra viên Cao Văn Hùng, nguyên điều tra viên chính vụ án oan của ông Huỳnh Văn Nén, bà Nguyễn Thị Mai, Phó Cục trưởng Cục Bổ trợ tư pháp cho biết, Luật Luật sư quy định rất rõ cơ sở pháp lý đối với việc thu hồi chứng chỉ hành nghề luật sư.
Sau vụ việc của ông Nén, Cục đã gửi văn bản tới Đoàn Luật sư tỉnh Bình Thuận, Hạt Kiểm lâm Hàm Thuận Bắc xác minh thời gian công tác cũng như hành vi, thông tin hồ sơ, lý lịch liên quan đến ông Cao Văn Hùng. “Hiện nay, Cục đang phối hợp với Liên đoàn Luật sư Việt nam và Đoàn Luật sư tỉnh Bình Thuận để xem xét dứt điểm vụ việc này. Nếu đủ điều kiện và cơ sở pháp lý thì chúng tôi sẽ xử lý và thông báo công khai. Vì đây là vụ việc cơ quan báo chí và dư luận quan tâm, phải làm sao càng sớm càng tốt, sẽ thông tin trong cuộc họp báo Quý III/2016”, ông Trần Tiến Dũng cho biết thêm.
Một vấn đề nữa được nhiều người quan tâm là hoạt động của quản tài viên theo Luật Phá sản hiện nay đang có nhiều vướng mắc. Lãnh đạo Bộ Tư pháp cho biết, cơ quan này được giao nhiệm vụ cấp chứng chỉ hành nghề cho quản tài viên. Cho đến nay không có khó khăn, vướng mắc nào nhưng công việc của quản tài viên do chỉ định của Tòa án. Tuy nhiên, hiện nay kinh phí hoạt động thấp nên một số quản tài viên không nhận việc dẫn đến nhiều việc bị đình trệ. Lãnh đạo Bộ Tư pháp cũng đã làm việc với TANDTC về nội dung này; đồng thời tham gia đóng góp ý kiến trong việc hướng dẫn Luật Phá sản, trong đó có nội dung về các cơ chế hoạt động của quản tài viên. Bộ Tư pháp cũng đề xuất TANDTC ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể.