Tọa đàm tham vấn đề xuất sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 02/2019/NQ-HĐTP
Ngày 5/7, TANDTC phối hợp với Cơ quan phòng chống Ma túy và tội phạm của Liên Hợp quốc (UNODC) tổ chức Tọa đàm tham vấn sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 02/2019/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán TANDTC hướng dẫn áp dụng Điều 0 về tội mua bán người và Điều 1 về tội mua bán người dưới 16 tuổi của Bộ luật Hình sự.
Ủy viên Ban cán sự đảng, Phó Chánh án TANDTC Nguyễn Văn Tiến chủ trì và chỉ đạo Tọa đàm; Thẩm phán TANDTC Nguyễn Biên Thùy đồng chủ trì Tọa đàm.
Về phía chuyên gia của UNODC có bà Erin Corkill, Phó Giám đốc Ban Phòng, chống buôn bán người và nô lệ hiện đại của Bộ Tổng chưởng lý Úc; ông Andrew Stack Blackie, Cán bộ chính sách, Ban Phòng, chống buôn bán người và nô lệ hiện đại của Bộ Tổng chưởng lý Úc.
Cùng dự có Chánh án TAND cấp cao, TAND tỉnh; các đại biểu đại diện các cơ quan: Bộ Tư pháp, VKSNDTC, Ban Nội chính Trung ương…
Phát biểu khai mại Tọa đàm, Phó Chánh án TANDTC Nguyễn Văn Tiến cho biết, Bộ luật Hình sự năm 20 có nhiều nội dung được sửa đổi, bổ sung về tội mua bán người, tội mua bán người dưới 16 tuổi.
Những sửa đổi, bổ sung này đã khắc phục được một số bất cập, hạn chế của Bộ luật Hình sự năm 1999, đáp ứng tốt hơn yêu cầu, đòi hỏi của thực tiễn và công tác đấu tranh phòng, chống các tội phạm liên quan đến mua bán người, mua bán người dưới 16 tuổi, đồng thời đáp ứng với yêu cầu của hội nhập quốc tế, cụ thể là Nghị định thư về phòng ngừa, trấn áp và trừng trị việc buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em.
Để triển khai, thi hành Bộ luật Hình sự năm 20 và Nghị quyết số 41/2017/QH14 ngày 20/6/2017 của Quốc hội, Hội đồng Thẩm phán TANDTC đã ban hành Nghị quyết số 02/2019/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng Điều 0 về tội mua bán người và Điều 1 tội mua bán người dưới 16 tuổi của Bộ luật Hình sự (sau đây gọi là Nghị quyết số 02/2019/NQ-HĐTP).
Nghị quyết này đã hướng dẫn cụ thể nhiều tình tiết định tội, định khung hình phạt, hướng dẫn truy cứu trách nhiệm hình sự trong một số trường hợp cụ thể, tạo thuận lợi cho các cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng thống nhất pháp luật, nâng cao chất lượng xét xử.
Tuy nhiên, thực tiễn xét xử đối với các loại tội phạm này trong thời gian qua cho thấy còn có một số quy định của Bộ luật Hình sự và hướng dẫn tại Nghị quyết số 02/2019/NQ-HĐTP chưa bao quát hết các vấn đề thực tiễn đang đặt ra. Sau gần 05 năm thi hành, Nghị quyết số 02/2019/NQ-HĐTP bộc lộ một số hạn chế, bất cập.
Mặt khác, theo Kiến nghị số 27/KN-UBTP ngày 20/6/2023 của Ủy ban Tư pháp về việc chấp hành pháp luật về phòng, chống mua bán người, Công văn số 2053/BCĐ138/CP ngày /6/2023 của Ban Chỉ đạo phòng, chống tội phạm của Chính phủ về việc tăng cường đấu tranh phòng, chống mua bán người và Công văn số 2358/VPCP-NC ngày 11/7/2023 của Văn phòng Chính phủ đề nghị TANDTC nghiên cứu, xem xét sửa đổi Nghị quyết số 02/2019/NQ-HĐTP.
"Để có cơ sở đánh giá tình hình triển khai thi hành Nghị quyết và đưa ra một số kiến nghị, đề xuất nghiên cứu sửa đổi tháo gỡ những khó khăn, bất cập mà thực tiễn đang đặt ra, góp phần hoàn thiện pháp luật, TANDTC tổ chức Tọa đàm tham vấn đề xuất sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 02/2019/NQ-HĐTP”, Phó Chánh án TANDTC Nguyễn Văn Tiến nhấn mạnh.
Dịp này, Phó Chánh án TANDTC Nguyễn Văn Tiến ghi nhận và đánh giá cao những đóng góp của UNODC tại Việt Nam đã hỗ trợ TANDTC trong việc tổ chức Tọa đàm này và mong trong thời gian tới, UNODC tại Việt Nam sẽ tiếp tục có những chương trình hỗ trợ cho TANDTC trong những nội dung khác.
Tại Tòa đàm, đại diện Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học, TANDTC đã trình bày những hạn chế, bất cập và khó khăn, vướng mắc trong áp dụng quy định của Nghị quyết số 02/2019/NQ-HĐTP, kiến nghị các giải pháp hoàn thiện pháp luật.
Cũng tại Tọa đàm, một số đề xuất, góp ý đối với dự thảo sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 02/2019/HĐTP của chuyên gia từ các Bộ, ngành, TAND một số tỉnh; Thực tiễn thi hành và một số kiến nghị, góp ý đối với dự thảo sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 02/2019/HĐTP tại các TAND: Lạng Sơn, Quảng Ninh, Lào Cai, Thái Nguyên, Hà Nam, Hải Dương, Hải Phòng, Nam Định...; Các đại biểu được nghe chia sẻ từ các chuyên gia nước ngoài về pháp luật và kinh nghiệm của Úc trong xử lý các tội phạm liên quan đến mua bán người.