Tin địa phương

Xây dựng Ninh Bình trở thành thành phố trực thuộc Trung ương với đặc trưng đô thị di sản thiên niên kỷ

Nguyễn Sự 08/07/20 - 21:51

Ngày 8/7, HĐND tỉnh Ninh Bình khóa XV khai mạc trọng thể kỳ họp thứ 22 - kỳ họp thường lệ giữa năm theo luật định. Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh dự và chỉ đạo tại kỳ họp.

ky_hop22_ninh_binh1.jpg
Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh dự và chỉ đạo tại kỳ họp 22, HĐND tỉnh Ninh Bình khóa XV. (Ảnh: Thái Bá)

Tại kỳ họp này, HĐND tỉnh Ninh Bình sẽ xem xét, thảo luận và quyết định các nội dung chủ yếu sau: Một là, HĐND tỉnh Ninh Bình xem xét báo cáo của UBND tỉnh và của các ngành, đánh giá những kết quả đạt được trên các lĩnh vực: Kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh; công tác chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện nghị quyết của HĐND tỉnh; đồng thời đánh giá khách quan, toàn diện, chỉ rõ những khuyết điểm, hạn chế, làm rõ nguyên nhân của hạn chế, khuyết điểm; trên cơ sở đó xác định nhiệm vụ và những giải pháp cụ thể, có tính khả thi, phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 20 của tỉnh góp phần thực hiện thắng lợi kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm, giai đoạn 2021 - 2025.

Hai là, HĐND tỉnh Ninh Bình sẽ xem xét các báo cáo công tác của Thường trực HĐND tỉnh, các Ban của HĐND tỉnh; Báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết các ý kiến, kiến nghị của cử tri trước kỳ họp thứ 17, HĐND tỉnh; Báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri trước kỳ họp thường lệ giữa năm 20, HĐND tỉnh khóa và một số báo cáo quan trọng khác; Thực hiện quyền giám sát thông qua hoạt động chất vấn tập trung vào 2 nhóm vấn đề mà cử tri và nhân dân quan tâm, đó là "Nhóm vấn đề về việc duy trì và phát triển các sản phẩm OCOP cấp tỉnh", "Nhóm vấn đề về sắp xếp tổ chức bộ máy, thực hiện cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành Y tế".

Ba là, tại kỳ họp lần này, HĐND tỉnh Ninh Bình sẽ xem xét, thông qua 13 dự thảo nghị quyết nhằm kịp thời thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và đáp ứng yêu cầu của sự phát triển.

Trong đó có chính sách hỗ trợ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của cơ quan, tổ chức, đơn vị ở cấp huyện và cán bộ, công chức cấp xã, người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố dôi dư do sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh; chính sách hỗ trợ đối với tập thể, cá nhân thực hiện tốt công tác dân số trên địa bàn tỉnh; bổ sung có mục tiêu ngân sách tỉnh năm 20 cho các huyện, thành phố và các dự thảo nghị quyết về phê duyệt chủ trương đầu tư dự án.

ky_hop22_ninh_binh2.jpg
Toàn cảnh kỳ họp 22, HĐND tỉnh Ninh Bình khóa XV. (Ảnh: Thái Bá)

Phát biểu tại kỳ họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh thông tin khái quát những kết quả về kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV. Cụ thể, Quốc hội đã thông qua 11 luật, 21 nghị quyết, cho ý kiến lần đầu với 11 dự án luật và nhiều nội dung quan trọng khác.

Các dự án luật, dự thảo nghị quyết được Quốc hội xem xét, cho ý kiến, thông qua tại Kỳ họp này liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, được cử tri và nhân dân rất quan tâm, theo dõi, nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội; thực hiện kịp thời, hiệu quả các chính sách an sinh xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh, hội nhập quốc tế, tạo động lực đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững.

Về tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Ninh Bình 6 tháng đầu năm, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh ghi nhận và đánh giá cao những kết quả phát triển mà tỉnh Ninh Bình đạt được. Dự báo 6 tháng cuối năm với nhiều cơ hội và thách thức đan xen.

Để hoàn thành thắng lợi các nhiệm vụ đặt ra cho đất nước nói chung và tỉnh Ninh Bình nói riêng, Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị HĐND tỉnh Ninh Bình tập trung nâng cao năng lực cụ thể hóa thực hiện có hiệu quả các nghị quyết của Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ.

Trong đó, trọng tâm là Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội lần thứ XXII của Đảng bộ tỉnh; Nghị quyết số 30 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh Vùng đồng bằng Sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Nghị quyết số 103 của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 20; Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh Ninh Bình thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 để thể chế hóa, cụ thể hóa thành chương trình, kế hoạch, đề án cụ thể trong từng lĩnh vực.

Tỉnh Ninh Bình cần nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, quản trị phát triển đô thị theo hướng đồng bộ, hiện đại. Khẩn trương hoàn thành các dự án cơ sở hạ tầng có tính lan tỏa, kết nối các vùng trong tỉnh và với khu vực đồng bằng sông Hồng. Chú trọng đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, tăng thu ngân sách, trong đó đặc biệt quan tâm thu hút đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp theo hướng khu công nghiệp đô thị sinh thái, phát huy hiệu quả đại lộ Đông - Tây.

Tăng cường các hoạt động khảo cổ, phục dựng, bảo tồn và phát huy di tích, di sản, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ, quảng bá, phát triển thương hiệu du lịch Ninh Bình, đẩy mạnh công nghiệp văn hóa, đưa du lịch dịch vụ vào thời kỳ tăng tốc với các sản phẩm du lịch đa dạng, chất lượng cao; tiếp tục quan tâm nâng cao chất lượng tăng trưởng.

Chú trọng phát triển các lĩnh vực văn hóa - xã hội, giáo dục, y tế đồng bộ với phát triển kinh tế, bảo đảm quốc phòng, an ninh, gắn với phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu; thực hiện tốt công tác an sinh xã hội…

Nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả công tác giám sát, nhất là việc rà soát kết quả thực hiện các kiến nghị sau giám sát. Khẩn trương quán triệt, triển khai các luật và các nghị quyết vừa được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 7, chủ động xây dựng các cơ chế, chính sách phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật rộng rãi, tạo sự thống nhất trong nhận thức, bảo đảm hiệu quả triển khai khi các luật có hiệu lực thi hành.

Đồng thời, tỉnh Ninh Bình cần sớm triển khai Nghị quyết của Quốc hội về tăng lương cho các đối tượng cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang; sớm triển khai điều chỉnh mức hưởng lương cho cán bộ hưu trí và trợ cấp xã hội, trợ cấp cho người có công có hiệu lực từ ngày 1/7/20.

Quan tâm quy hoạch đội ngũ cán bộ, chuẩn bị nhân sự của HĐND cho nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XXIII; bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XVI và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2026-2031. Cùng với đó, sớm hoàn thành việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã, quan tâm thực hiện chính sách giải quyết lao động dôi dư, chính sách đãi ngộ đối với những người đương chức, những người nghỉ hưu và những người trong diện sắp xếp…

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh tin tưởng với những kết quả tốt đẹp đã đạt được, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Ninh Bình sẽ tiếp tục đoàn kết, nỗ lực phấn đấu, nắm vững cơ hội, vượt qua khó khăn, thách thức để thực hiện thắng lợi kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, xây dựng hệ thống chính trị năm 20 và cả nhiệm kỳ, phấn đấu xây dựng tỉnh Ninh Bình trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo đặc trưng đô thị di sản thiên niên kỷ, thành phố sáng tạo, một trong những trung tâm lớn, có giá trị thương hiệu cao về du lịch, công nghiệp văn hóa, kinh tế di sản của cả nước và khu vực Đông Nam Á.

Nguyễn Sự