Mức lương cơ sở mới 20 ảnh hưởng như thế nào đến các chế độ bảo hiểm?
Ngày 10/7, Bảo hiểm xã hội Đồng Nai vừa có văn bản hướng dẫn thu Bảo hiểm xã hội (BHXH), Bảo hiểm y tế (BHYT), Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) theo mức lương cơ sở từ ngày 1/7/20.
Theo đó, để kịp thời thực hiện công tác thu, nộp BHXH, BHYT, BHTN, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (BHTNLĐ-BNN) trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, BHXH tỉnh tạm thời hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, cơ sở giáo dục, Tổ chức dịch vụ thực hiện một số nội dung sau:
Từ ngày 01/07/20, mức tiền lương cơ sở làm căn cứ đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN là 2.340.000 đồng/tháng đối với:
Cán bộ, công chức, viên chức, người hưởng lương, phụ cấp và người lao động làm việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội thuộc đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định số 73/20/NĐ-CP ngày 30/06/20 của Chính phủ.
Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, người hưởng chế độ phu quân, phu nhân tại cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài quy định tại Điểm g, Khoản 1, Điều 2, Khoản 4 Điều 123, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014.
Đối với người tham gia BHXH tự nguyện: Người tham gia BHXH tự nguyện mức thu nhập hàng tháng do người tham gia tự chọn, thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo khu vực nông thôn là 1.500.000 đồng, cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở là 46.800.000 đồng.
Đối với người chỉ tham gia BHYT:
Mức tiền lương đóng BHYT từ ngày 01/7/20 tính theo mức lương cơ sở 2.340.000 đồng.
Đối với người tham gia BHYT do ngân sách Nhà nước hỗ trợ một phần mức đóng và người tham gia BHYT hộ gia đình, trường hợp thẻ BHYT có giá trị sử dụng từ ngày 01/7/20, nhưng người tham gia đã đóng tiền trước ngày 01/7/20 thì không thực hiện thu bổ sung.
Đối với đơn vị, doanh nghiệp đóng BHXH, BHYT, BHTNLĐ-BNN cho người lao động với mức lương cao hơn 20 lần lương cơ sở: Đề nghị đơn vị, doanh nghiệp rà soát các trường hợp người lao động có hợp đồng lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTNLĐ-BNN với mức lương cao hơn 20 lần lương cơ sở (46.800.000 đồng) lập hồ sơ điều chỉnh mức lương đóng BHXH, BHYT, BHTNLĐ- BNN theo đúng quy định.
Cũng theo Theo Nghị định 73/20/NĐ-CP ngày 30/6/20 của Chính phủ, từ ngày 1/7/20, mức lương cơ sở là 2,34 triệu đồng/tháng. Do đó, mức đóng BHYT của hộ gia đình và học sinh, sinh viên có sự thay đổi.
Mức đóng BHYT hộ gia đình
Theo quy định hiện nay, người đầu tiên trong hộ gia đình sẽ đóng BHYT một tháng 4,5% mức lương cơ sở. Người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất và từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.
Từ ngày 1/7/20, mức đóng cụ thể là: Người thứ nhất (100%) mức đóng là 1,263,600 đồng; Người thứ 2 (70%) 884.520 đồng; Người thứ 3 (60%) 758.160 đồng; Người thứ 4 (50%) 631.800 đồng; Người thứ 5 trở đi (40%) 505.440.
Mức đóng BHYT học sinh, sinh viên
Theo quy định hiện nay, học sinh - sinh viên thuộc nhóm do ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng. Đồng thời, các em đang theo học tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân sẽ tham gia BHYT tại trường đang học, không tham gia BHYT hộ gia đình.
Từ ngày 1/7/20, mức đóng BHYT hằng tháng của học sinh - sinh viên bằng 4,5% mức lương cơ sở (trong đó ngân sách nhà nước hỗ trợ 30%, còn lại học sinh - sinh viên tự đóng 70%). Phụ huynh, học sinh - sinh viên có thể linh động lựa chọn đóng theo 3 phương thức gồm 3 tháng, 6 tháng hoặc 12 tháng một lần. Mức đóng cụ thể như sau:
Với mức đóng 3 tháng: HSSV đóng 70% (221.130 đồng), NSNN hỗ trợ 30% (94.770 đồng), Tổng mức đóng BHYT là 3.900 đồng.
Với mức đóng 6 tháng: HSSV đóng 70% (442.260 đồng), NSNN hỗ trợ 30% (189.540 đồng), Tổng mức đóng BHYT là 631.880 đồng.
Với mức đóng 12 tháng: HSSV đóng 70% (884.520 đồng), NSNN hỗ trợ 30% (379.080 đồng), Tổng mức đóng BHYT là 1.263.600 đồng.
Việc điều chỉnh mức lương cơ sở và các khoản bảo hiểm có tác động đến nhiều mặt của đời sống xã hội. Người dân cần nắm rõ các quy định mới để có thể tham gia bảo hiểm một cách hiệu quả nhất.