Đời sống

Bộ Công Thương đề xuất mua điện mặt trời tự sản, tự tiêu với giá 671 đồng/kWh

Hà Kim 14/07/20 - 16:12

Bộ Công Thương đã trình Chính phủ Dự thảo Nghị định cơ chế chính sách mua bán và chính sách giá đối với điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu.

Trên cơ sở ý kiến của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) Bộ Công Thương đã đề xuất xây dựng cơ chế về xác định điện dư không dùng hết được bán lên lưới điện quốc gia theo 3 phương án:

Phương án 1: Điện mặt trời tự sản, tự tiêu sẽ bị khống chế công suất phát điện dư lên lưới điện quốc gia không quá 10% công suất lắp đặt, việc này có thể thực hiện bằng giải pháp lắp đặt bổ sung thiết bị điều khiển công suất phát (Limit export).

Phương án 2: Điện mặt trời tự sản, tự tiêu được thanh toán 10% sản lượng điện trên tổng sản lượng điện dư phát lên lưới điện quốc gia được ghi nhận bởi hệ thống đo đếm điện năng mua bán với khách hàng.

Phương án 3: Điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu được thanh toán 10% sản lượng trên tổng sản lượng điện khách hàng mua từ lưới điện quốc gia được ghi nhận bởi hệ thống đo đếm điện năng mua bán với khách hàng.

dien-mat-troi.png
Bộ Công Thương đề xuất mua điện mặt trời tự sản, tự tiêu với giá 671 đồng/kWh.

Cùng với việc đề xuất các phương án, Bộ Công Thương cũng báo cáo, giải trình làm rõ việc đề xuất này để Chính phủ, Thủ tướng, Phó Thủ tướng nắm rõ các căn cứ của việc đề xuất.

Cụ thể, theo Bộ Công Thương, thực hiện phương án 1 sẽ bám sát ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà.

Tuy nhiên, việc lắp đặt thêm thiết bị Limit export sẽ làm tăng chi phí đầu tư của người sử dụng điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu, làm hạn chế khuyến khích đầu tư, đồng thời phát sinh thêm việc nghiệm thu, theo dõi, giám sát cài đặt, vận hành thiết bị này theo đúng quy định.

Đối với việc áp dụng phương án 2: Đơn giản trong thực hiện, tiết kiệm chi phí đầu tư của người sử dụng hơn Phương án 1.

Đối với phương án 3: Đơn giản trong thực hiện, tiết kiệm chi phí đầu tư của người sử dụng như phương án 2. Tuy nhiên, Phương án 3 có sản lượng điện dư được thanh toán nhiều hơn Phương án 2.

Sau khi nghiên cứu kỹ lưỡng, để bảo đảm tính khuyến khích, đơn giản trong thực hiện, tiết kiệm chi phí đầu tư nhưng vẫn đảm bảo không xảy ra tiêu cực và lãng phí nguồn lực xã hội, Bộ Công Thương đề xuất thực hiện theo phương án 2.

Tại Dự thảo Nghị định cơ chế chính sách với điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu được Bộ Công Thương trình Chính phủ ngày 11/7 đã chọn mức giá mua điện mặt trời dư có phát vào lưới quốc gia của hệ thống tự sản tự tiêu là 671 đồng/kWh cho năm 20.

Theo Bộ Công Thương, đây là mức giá được EVN tính toán theo chi phí tránh được bình quân năm 2023.

Mức giá này cũng được cho là không cố định và sẽ được Bộ Công Thương điều chỉnh theo năm, sau khi có đề xuất của EVN, nhằm đảm bảo khuyến khích phù hợp trong từng thời kỳ phát triển của hệ thống điện quốc gia.

Phương án 1: Áp dụng bằng bình quân giá điện năng theo chi phí tránh được hàng năm do Bộ Công Thương ban hành.

Phương án 2: Lấy bằng giá biên thị trường điện (SMP) từng giờ (không bao gồm giá CAN) và trừ đi chi phí phân phối trên 1 kWh. Lý do phải loại trừ chi phí phân phối như sau: EVN đã đầu tư lưới phân phối để cấp điện cho khách hàng.

Tuy nhiên, cả hai phương án này đều phức tạp. Do đó, để đơn giản trong thực hiện, Bộ Công Thương đề xuất phương án 3 là trước mắt tạm áp dụng giá mua điện dư phát lên lưới từ 600 đến 700 đồng/kWh. Giá này sẽ được xem xét, điều chỉnh hàng năm để đảm bảo khuyến khích phù hợp với từng thời kỳ phát triển của hệ thống điện quốc gia.

Bộ Công Thương cho hay, với tính toán theo số liệu của năm 2023, cả 3 phương án đều cho kết quả tương đương nhau, xấp xỉ từ 600 đến 700 đồng/kWh. Vì thế, Bộ này đề xuất mức giá tạm là 671 đồng/kWh (theo EVN tính toán chi phí tránh được bình quân năm 2023).

H Kim