Hà Giang mưa lớn, gây thiệt hại trên tỷ đồng
Mưa lớn kéo dài những ngày qua (từ ngày 12 đến 14/7) đã gây ngập úng, sạt lở đất làm hư hại nhiều nhà ở, công trình giao thông, thủy lợi và diện tích đất nông nghiệp tại tỉnh Hà Giang, ước tính thiệt hại tính đến hết ngày 14/7 là trên tỷ đồng.
Theo báo cáo của Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT-TKCN) tỉnh Hà Giang, các trận mưa lớn kéo dài xảy ra từ ngày 12 – 14/7 đã khiến 11 người tử vong, 4 người bị thương. Mưa lớn gây lũ ống, lũ quét, làm ảnh hưởng, hư hỏng 57 nhà ở của người dân, gây thiệt hại hơn 44 ha diện tích lúa, hoa màu và cây lâm nghiệp. Làm hư hỏng 9 tuyến kênh mương thủy lợi tại huyện Xín Mần...
Các tuyến đường giao thông tại huyện Bắc Mê, Xín Mần, Hoàng Su Phì đã xuất hiện hàng chục điểm sạt lở, gây ách tắc giao thông cục bộ. Nghiêm trọng nhất là tuyến Quốc lộ 34, tại vị trí Km10+950 sạt taluy dương với khối lượng lớn (khoảng 21.000m3). Các tuyến quốc lộ 4, tỉnh lộ 177, 178 xuất hiện hàng chục điểm sạt lở nghiêm trọng với khối lượng đất đá tương đối lớn từ ta luy dương tràn xuống che kín mặt đường; nhiều vị trí đứt gãy mặt đường, sụt, sạt taluy âm.
Ngoài ra, mưa lớn gây sạt lở đất đá làm hư hỏng hệ thống tường bao trường Mầm non trên địa bàn huyện Bắc Quang. Theo thống kê, tổng thiệt hại do mưa lũ gây ra ước tính hơn tỷ đồng.
Ngay sau khi thiên tai xảy ra trên địa bàn tỉnh Hà Giang, Lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh, các ngành chức năng của tỉnh và cấp ủy, chính quyền huyện, xã đã trực tiếp đến hiện trường, huy động các lực lượng thực hiện công tác tìm kiếm cứu nạn, cứu người, đưa các nạn nhân đi cấp cứu. Lãnh đạo tỉnh, Lãnh đạo các ngành đã tới thăm hỏi, chia sẻ và động viên các nạn nhân và gia đình nạn nhân đang cấp cứu tại bệnh viện, hỗ trợ kinh phí cho người bị thương và cho gia đình có người tử vong.
UBND tỉnh Hà Giang chỉ đạo Sở Giao thông Vận tải; Ban chỉ huy PCTT các địa phương có thiệt hại huy động tối đa máy móc, trang thiết bị và nhân lực hót dọn sạt lở taluy dương, đất bùn tràn mặt đường, khơi thông hệ thống thoát nước, tiến hành đặt rào chắn, đặt biển cảnh báo tại khu vực sạt lở và có nguy cơ sạt lở cao.
Đồng thời, các lực lượng duy trì công tác trực / giờ, theo dõi chặt chẽ các bản tin dự báo, cảnh báo; thông tin kịp thời đến tận các thôn, bản để chính quyền, người dân biết, chủ động phòng tránh; sẵn sàng các phương án ứng phó đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của người dân khi có tình huống xảy ra.