Tòa án địa phương

Xét xử lưu động trực tuyến - bước đổi mới trong công tác tuyên truyền pháp luật

Quốc Cường – Bá Mạnh 16/07/20 - 17:32

Với việc tổ chức các phiên tòa lưu động trực tuyến vừa giúp tiết kiệm chi phí vừa mở rộng phạm vi tuyên truyền, tuyên truyền được nhiều lần trên các nền tảng mạng internet. Là bước đổi mới trong công tác tuyên truyền pháp luật, chuyển đổi số trong giai đoạn hiện nay.

Triển khai thực hiện chỉ đạo của TANDTC về tháng hành động phòng chống ma túy (tháng 6/20), phòng chống mua bán người, TAND hai cấp tỉnh Nghệ An đã có nhiều hoạt động tuyên truyền giáo dục pháp luật bằng hình thức phiên tòa xét xử lưu động, phiên tòa giả định. Đồng thời đẩy mạnh khai thác, sử dụng nền tảng xét xử trực tuyến, đổi mới về hình thức tuyên truyền, mở rộng đến nhiều địa bàn, TAND tỉnh Nghệ An đã chủ trương xét xử lưu động trực tuyến và truyền đến các điểm cầu UBND cấp xã tại các địa bàn 6 huyện miền núi để nhân dân biết và theo dõi phiên tòa.

xet_xu_luu_dong_truc_tuyen_1.jpg
Quang cảnh phiên tòa xét xử lưu động trực tuyến do TAND tỉnh Nghệ An tổ chức.

Triển khai chủ trương, TAND tỉnh Nghệ An đã phối hợp Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo UBND các huyện, UBND các xã tổ chức kết nối trực tuyến, nhận đường link của TAND tỉnh và thông tin cho nhân dân đến tham dự phiên tòa; đồng thời phối hợp Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh thông tin chỉ đạo các chi hội trực thuộc tham dự để tuyên truyền phòng chống tội phạm mua bán người; chỉ đạo TAND các huyện hỗ trợ các điểm cầu trong việc thông tin xét xử và kết nối trực tuyến.

Ngày 12/7, tại xã Long Sơn, huyện Anh Sơn, TAND tỉnh Nghệ An đã xét xử lưu động 2 vụ án. Phiên tòa được xét xử lưu động và truyền trực tuyến đến 89/98 điểm cầu UBND cấp xã của 6 huyện Kỳ Sơn, Quế Phong, Quỳ Châu, Tương Dương, Con Cuông, Anh Sơn.

xet_xu_luu_dong_truc_tuyen_5.jpg
Phiên xử được kết nối tới các điểm cầu là Hội trường UBND các xã trên địa bàn.

Vụ án thứ nhất: khoảng 8 giờ ngày 26/4/2023, bị cáo Nguyễn Văn Hùng (SN 1995, trú huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An) được một người đàn ông quốc tịch Lào đặt vấn đề đến khu vực đường mòn Hồ Chí Minh gần cửu khẩu Thanh Thủy, huyện Thanh Chương nhận ma túy đá về để bán.

Đến khoảng 14 giờ cùng ngày, Nguyễn Văn Hùng thuê xe taxi, đến đoạn cột mốc H3 749 thuộc địa phận xã Thanh Thủy, lấy 3.891gram ma túy đá Methamphetamine. Đến h cùng ngày, khi bị cáo mang ma túy đến km 54+200, quốc lộ 46 thuộc địa phận xã Võ Liệt (huyện Thanh Chương), thì bị Công an TP. Vinh phát hiện, bắt quả tang và thu giữ toàn bộ số ma túy.

Tại Cơ quan điều tra và tại phiên tòa, bị cáo Nguyễn Văn Hùng đã thành khẩn khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội. Sau khi cân nhắc các tình tiết, HĐXX xử phạt bị cáo Nguyễn Văn Hùng mức án tử hình về tội danh trên.

Vụ án thứ hai: năm 2014, bị cáo Lô Thị Ỏn đã rủ Vi Thị Viên tìm người bán sang Trung Quốc. Sau đó, Vi Thị Viên rủ Kha Văn Ngọc và Lô Thị Thuyên cùng tìm người tại huyện Tương Dương, huyện Kỳ Sơn bán sang Trung Quốc làm vợ.

xet_xu_luu_dong_truc_tuyen_2.jpg
Cán bộ xã, các thôn, xóm... đúc rút thêm được nhiều kinh nghiệm trong khâu tuyên truyền pháp luật qua các phiên xử lưu động trực tuyến.

Khoảng tháng 8/2014, các đối tượng đã lừa chị Hung Thị Ùa (SN 1988, trú tại xã Mĩ Lý, huyện Kỳ Sơn) đưa ra Móng Cái (Quảng Ninh), vượt biên sang Trung Quốc bằng đường tiểu ngạch. Sau khi giao Hung Thị Ùa cho một người phụ nữ Trung Quốc, Vi Thị Ỏn được trả 3 vạn Nhân dân tệ, tương đương 90 triệu đồng; Số tiền này, Ỏn giữ lại 45 triệu đồng, chia cho Vi Thị Viên, Kha Văn Ngọc, Lô Thị Thuyên mỗi người triệu đồng.

Đến tháng 12/2023, Hung Thị Ùa được công an Trung Quốc trao trả về nước, và đã viết đơn tố cáo các đối tượng đã lừa bán mình sang Trung Quốc.

Các đối tượng sau khi biết Hung Thị Ùa viết đơn tố cáo đã đến đồn biên phòng Mĩ Lý (huyện Kỳ Sơn) đầu thú, khai nhận hành vi phạm tội của mình.

Tại phiên tòa, sau thời gian nghị án, HĐXX đã tuyên phạt bị cáo Lô Thị Ỏn 4 năm tù; các bị cáo Kha Văn Ngọc, Lô Thị Thuyết, Vi Thị Viên mỗi người 3 năm tù về tội "Mua bán người". Ngoài ra, các bị cáo phải bồi thường cho người bị hại theo thỏa thuận giữa các gia đình.

xet_xu_luu_dong_truc_tuyen_6.jpg
Người dân theo dõi phiên xử qua màn hình tại điểm cầu thành phần, hạn chế được việc đi lại so với những phiên xét xử trực tiếp.

Với hình thức xét xử lưu động trực tuyến này, việc tuyên truyền pháp luật đã đến được với đông đảo quần chúng nhân dân để đấu tranh phòng, ngừa tội phạm, đồng thời tuyên truyền về xét xử trực tuyến của Tòa án hiện nay.

Đây là lần thứ hai TAND tỉnh Nghệ An triển khai tuyên truyền bằng hình thức này. Trước đó, ngày 21/6/20, TAND tỉnh đã xét xử lưu động trực tuyến, bị hại ở một điểm cầu khác. Phiên tòa được truyền trực tuyến đến 21 điểm cầu UBND xã trên địa bàn huyện Quỳ Hợp.

Quá trình thực hiện, UBND các cấp tại Nghệ An đã phối hợp với TAND tỉnh, TAND các huyện đảm bảo việc thông tin về tổ chức xét xử lưu động của TAND tỉnh tại địa bàn để người dân biết, phối hợp đảm bảo chất lượng đường truyền internet, hệ thống âm thanh, hình ảnh phiên tòa chất lượng đảm bảo cho việc xét xử trực tuyến cũng như truyền đến các điểm cầu. Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh và các huyện phối hợp thông tin, phỏng vấn người dân đến tham dự phiên tòa, nhằm nâng cao hiệu quả tuyên truyền.

xet_xu_luu_dong_truc_tuyen_7(1).jpg
Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh và các huyện phối hợp thông tin, phỏng vấn người dân đến tham dự phiên tòa để nâng cao hiệu quả tuyên truyền.

Với việc tổ chức các phiên tòa lưu động trực tuyến, giúp tiết kiệm chi phí, nhưng mở rộng phạm vi tuyên truyền rộng rãi, tuyên truyền được nhiều lần trên các nền tảng mạng Internet, TAND tỉnh Nghệ An đang có đề xuất xét xử tại Tòa án tỉnh nhưng truyền hình trực tuyến đến toàn bộ các điểm cầu cấp xã thuộc tỉnh Nghệ An, nâng cao chất lượng tuyên truyền cho người dân về các loại tội phạm. Việc xét xử trực tuyến nhằm hỗ trợ thay thế xét xử trực tiếp tại Tòa án, giúp Tòa án nâng cao chất lượng xét xử, thúc đẩy công tác chuyển đổi số.

Quốc Cường – Bá Mạnh