Đầu tư nước ngoài đang là điểm sáng của nền kinh tế
Khu vực đầu tư nước ngoài có vai trò quan trọng, đóng góp lớn trong tổng vốn đầu tư xã hội. Có thể coi đang là “cứu cánh” trong bối cảnh hoạt động đầu tư trong nước chưa được sôi động như kỳ vọng.
Đây là một trong những nhận định đáng chú ý được Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) đưa ra trong báo cáo đánh giá về đầu tư nước ngoài vừa gửi tới Thủ tướng.
Tăng trưởng ấn tượng
Thu hút đầu tư nước ngoài (ĐTNN) vào Việt Nam năm 2023 và 6 tháng đầu năm nay đạt kết quả tăng trưởng ấn tượng, là điểm sáng trong bức tranh kỉnh tế - xã hội trong bối cảnh dòng vốn ĐTNN vào các nền kinh tế đang phát triển và khu vực Châu Á giảm.
Theo đó, tổng vốn DTNN đăng ký đạt gần 39,4 tỷ USD , tăng 34,5% so với năm 2022; giải ngân đạt 23,18 tỷ USD, tăng 3,5% so với năm 2022, mức giải ngân cao nhất từ trước đến nay, chiếm 16,1% tống vốn đầu tư toàn xã hội. Theo đà đó, 6 tháng đầu năm 20, tổng vốn DTNN đăng ký tiếp tục đạt ,2 tỉ USD (vốn giải ngân đạt 10,84 tỉ USD).
Theo đánh giá của Bộ KH&ĐT, đầu tư mới tăng mạnh cả về vốn đầu tư cũng như số dự án đầu tư mới, với sự cải thiện đáng kể về chất lượng của các dự án, tập trung phần lớn trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo. Nhiều dự án quy mô lớn, sử dụng công nghệ cao trong các lĩnh vực điện tử, sản xuất chất bán dẫn, công nghiệp phụ trợ,.. .phù hợp với Chiến lược hợp tác ĐTNN giai đoạn 2021-2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; nhiều dự án hiện hữu trong lĩnh vực điện tử thực hiện điều chỉnh tăng vốn quy mô lớn, thúc đẩy ngành công nghiệp điện tử tăng trưởng ngày càng mạnh mẽ tại Việt Nam; đầu tư theo hình thức M&A tuy giảm tổng giá trị vốn góp, song tăng quy mô bình quân mỗi giao dịch so với cùng kỳ .
Bên cạnh đó, khu vực ĐTNN cũng đóng góp tích cực vào thành tựu tăng trưởng, phát triển kinh tế của Việt Nam năm 2023. Cụ thể, đóng góp NSNN khoảng 18,3 tỷ USD, chiếm 25,4% tổng thu NSNN; xuất khẩu (kể cả dầu thô) của khu vực ĐTNN năm 2023 đạt hơn 259,1 tỷ USD, chiếm 73,1% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước, xuất siêu gần 50,1 tỷ USD kể cả dầu thô, bù đắp phần nhập siêu gần 21,8 tỷ USD của khu vực doanh nghiệp trong nước, giúp cả nước xuất siêu 28,3 tỷ USD.
Cũng theo Bộ KH&ĐT, chất lượng dòng vốn ĐTNN được cải thiện, phù hợp với định hướng thu hút ĐTNN và mục tiêu tăng trưởng xanh của Việt Nam. “Khu vực ĐTNN có vai trò quan trọng, đóng góp lớn trong tổng vốn đầu tư xã hội (chiếm 16,1% tổng vốn đầu tư toàn xã hội), tạo thêm xung lực, là nhân tố quan trọng góp phần phát triển các ngành có giá trị gia tăng cao, các ngành công nghiệp phụ trợ của Việt Nam; tạo việc làm, tăng thu ngân sách nhà nước. Có thể coi khu vực ĐTNN là “cứu cánh” trong bối cảnh hoạt động đầu tư trong nước chưa được sôi động như kỳ vọng”, Bộ KH&ĐT nhấn mạnh.
“ĐTNN cũng được đánh giá đang nâng cao vị thế của Việt Nam trên bản đồ quốc tế về thu hút ĐTNN. Nhiều tập đoàn đa quốc gia trên thế giới dành sự quan tâm đến Việt Nam. Một số tập đoàn lớn đã thực hiện quá trình dịch chuyển chuỗi cung ứng sản xuất sang Việt Nam như Apple, Dell, Foxconn, Pegatron, Nike,... Nhiều Tập đoàn, doanh nghiệp lớn trong ngành điện tử, bán dẫn đã hiện diện và đang có kế hoạch mở rộng đầu tư tại Việt Nam như Intel, Samsung, Synopsys, Qualcomm, Infineon, Amkor, Apple, Nvidia,... Điều này là minh chứng cho vai trò then chốt và ngày càng quan trọng của Việt Nam trong chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu.”
Triển vọng nào cho Việt Nam?
Theo đánh giá hiện tại của nhiều tổ chức tài chính trong và ngoài nước, triển vọng thu hút vốn FDI năm nay của Việt Nam sẽ giữ nhịp độ tích cực nhờ 03 yếu tố cốt lõi, gồm: (i) vai trò quan trọng và ngày càng được củng cố trong chiến lược đa dạng hoá chuỗi cung ứng của các nhà sản xuất đa quốc gia; (ii) tăng trưởng kinh tế của Việt Nam phục hồi tích cực hơn trong năm nay; (iii) kinh tế vĩ mô ổn định.
Tuy nhiên, theo Bộ KH&ĐT, bước sang năm 20, thu hút ĐTNN của Việt Nam cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhất là những yếu tố bất lợi từ bên ngoài và những hạn chế, bất cập nội tại đã kéo dài nhiều năm. Diễn biến bất lợi của thế giới, khu vực sẽ tiếp tục tác động mạnh đến hoạt động sản xuất kinh doanh và thu hút đầu tư của Việt Nam.
Đề cập về xu hướng trong thời gian tới, theo Bộ KH&ĐT, đầu tư tại khu vực Châu Á có xu hướng gia tăng, đặc biệt là tại các quốc gia có triến vọng tăng trưởng kinh tế tích cực với mục tiêu củng cố chuỗi cung ứng như các nước ASEAN.
Đáng chú ý, các tổ chức quốc tế, doanh nghiệp đánh giá Việt Nam là điểm sáng trong bản đồ tự do kinh tế toàn cầu; cùng với Indonesia, Singapore là “tam giác vàng” khởi nghiệp của ASEAN; tăng 8 bậc từ vị trí 1 lên 107 trên tống số 193 quốc gia và vùng lãnh thổ trong Bảng xếp hạng chỉ số phát triển con người của UNDP (Theo báo cáo mới nhất về Chỉ số Phát triển con người (HDI) toàn cầu năm 2022 của UNDP tại Việt Nam)
Cũng theo nhận định mà Bộ KH&ĐT đưa ra, các doanh nghiệp Trung Quốc sản xuất hàng hóa xuất khấu thị trường Châu Ãu, Mỹ... đang tích cực thiết lập cơ sở mới ngoài Trung Quốc để đáp ứng các yêu cầu về xuất xứ hàng hóa, trong đó Việt Nam là một địa điểm tốt để lựa chọn đầu tư.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ có xu hướng dịch chuyển một phần chuỗi sản xuất ra khỏi Trung Quốc, đặc biệt trong các lĩnh vực chiến lược nhằm đa dạng hóa chuỗi cung ứng. Đồng thời, đã ban hành nhiều chính sách để hạn chế sự phát triến của ngành công nghiệp bán dẫn tại Trung Quốc, mở ra cơ hội cho Việt Nam để thu hút đầu tư trong lĩnh vực này.
Bên cạnh đó, một số đối tác lớn về ĐTNN của Việt Nam như: Nhật Bản, Hàn Quốc có xu hướng giảm ĐTRNN do chi phí đầu tư tăng (do đồng tiền mất giá) và Chính phủ các nước đã đưa ra nhiều chính sách để thu hút các nhà đầu tư quay lại đầu tư trong nước.
Các nhà đầu tư Đài Loan cũng được cho là đang có xu hướng tăng đầu tư vào Việt Nam trong lĩnh vực điện tử, công nghệ; các doanh nghiệp Singapore và các doanh nghiệp thuộc các nước thứ 3 đặt tại Singapore cũng đang có xu hướng mở rộng đầu tư tại Việt Nam.
Trong khi các nước Châu Âu tuy chịu tác động tỉêu cực do xung đột quân sự và căng thẳng địa chính trị kéo dài, nhưng được đánh giá là đang đấy mạnh hợp tác với các nước khác trong ASEAN nhằm đa dạng hóa chuỗi cung ứng. Ngoài ra, do cam kết của Việt Nam đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 (Net Zero) nên cũng được sự quan tâm của nhiều doanh nghiệp, trong đó có các doanh nghiệp từ Châu Âu.
Cũng theo Bộ KH&ĐT, các doanh nghiệp rất có nhu cầu sử dụng năng lượng tái tạo và có tín chỉ carbon để xuất khẩu sang thị trường EU và Bắc Mỹ. Nếu Việt Nam đấy nhanh được việc phát triển thị trường tín chỉ carbon, tận dụng được các lợi thế của mình như diện tích rừng, các dự án điện năng lượng tái tạo để quy đối ra các tín chỉ carbon thì sẽ có thêm nhiều cơ hội để thu hút các nhà đầu tư.
Cùng với đó, công nghiệp sản xuất, đặc biệt các ngành liên kết chặt chẽ với chuỗi giá trị toàn cầu (bao gồm ô tô, dệt may, máy móc và điện tử) và đầu tư xanh, phát triển bền vững tiếp tục tăng trưởng ổn định và xu hướng đầu tư chủ đạo.
Thu hút ĐTNN năm 2023 của một số nước ASEAN: Singapore 8 tỷ USD, Malaysia 69,1 tỷ USD, Việt Nam 39,4 tỷ USD, Thái Lan tỷ USD, Indonesia 23 tỷ USD, Philippines 6,7 tỷ USD, Campuchia 3,6 tỷ USD, Lào 1.4 tỷ USD.