Kon Tum: Tình trạng sinh con thứ 3 cao khiến việc giảm nghèo gặp khó
Kon Tum là tỉnh có đông người dân là người đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) sinh sống. Mặc dù chính quyền địa phương và cơ quan chức năng tỉnh đã tính cực tuyên truyền, song tình trạng sinh con thứ 3 trở lên của người dân vẫn còn cao. Có nhiều hộ gia đình sinh đến 7, 8 người con, hộ đông con nhất là người con, khiến đói nghèo bủa vây.
Đông con, nghèo đói đó là vòng luẩn quẩn đang bủa vây nhiều hộ gia đình tại các thôn, làng vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn nhiều xã, huyện của tỉnh Kon Tum.
Mặc dù được chính quyền địa phương, các cấp, ngành tích cực tuyên truyền vận động việc thực hiện kế hoạch hóa gia đình, tuy nhiên, tình trạng sinh con thứ 3 trở lên, đông con cũng không hề thuyên giảm. Điều này gây áp lực rất lớn đến công tác xóa đói giảm nghèo tại các địa phương.
Để có thể tìm hiểu rõ hơn thực trạng này, chúng tôi đã đến thôn Ngọc Leang, xã Đăk Hà, huyện Tu Mơ Rông. Đây là một trong những thôn có tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên cao nhất, nhì của tỉnh Kon Tum.
Theo chính quyền địa phương, thôn Ngọc Leang với 117 hộ, hơn 770 nhân khẩu. Phụ nữ độ tuổi từ -49 tuổi có hơn 190 người. Trong đó, phụ nữ có chồng 98 người. Tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên của thôn còn khá cao, năm 2023 là hơn 46, %. Có nhiều hộ gia đình sinh đến 7, 8 người con trở lên, hộ đông con nhất là người con. Điều này khiến kinh tế của các gia đình gặp rất nhiều khó khăn.
Trao đổi với phóng viên, chị Y Khương, thôn trưởng thôn Ngọc Leang, xã Đăk Hà cho biết, đối với thôn thì tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên vẫn còn đông. Mặc dù già làng, trưởng thôn vẫn thường xuyên tuyên truyền và bà con cũng có hiểu về luật nhưng không hiểu sao lại không thực hiện theo. Hơn nữa chế tài xử phạt đối với tình trạng này cũng không có, chủ yếu là do ý thức của từng gia đình.
Chị Y Hình, Chủ tịch Hội LHPN xã Đăk Hà cho biết, trên địa bàn xã hộ sinh ít nhất là 6,7 đứa con, hộ đông nhất từ 12 đến 14, người con. Việc sinh con đông dẫn đến phát triển kinh tế gia đình của các chị em phụ nữ gặp rất nhiều khó khăn, không có nhà ở, đất sản xuất, không đủ tiền lo cho con cái ăn học, đủ ăn...
Ông Phạm Xuân Quang - Phó Chủ tịch UBND huyện Tu Mơ Rông cho biết, hiện nay tình trạng sinh con thứ 3 trên địa bàn huyện diễn ra tương đối phổ biến. Việc này huyện cũng đã làm việc với các cơ sở tôn giáo, nơi có đạo với các giáo phu, cha đạo trong việc tuyên truyền vận động giáo dân của mình thực hiện kế hoạch hóa về dân số.
Ngoài ra, chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị đoàn thể, thanh niên, phụ nữ, các hội đoàn thể của xã xuống tuyên truyền vận động các phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ hạn chế việc sinh con.
Không chỉ riêng tại huyện Tu Mơ Rông mà các thôn, làng tại các xã, huyện vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số của tỉnh Kon Tum tình trạng sinh con thứ 3 trở lên còn khá phổ biến, nguyên nhân khiến tỷ lệ sinh con tăng cao là do phong tục tập quán, nhận thức của người dân còn nhiều hạn chế. Điều này khiến đói nghèo luôn bủa vây các gia đình đông con gây rất nhiều khó khăn đến công tác giảm nghèo, phát triển kinh tế xã hội tại địa phương.