Xử lý việc vẽ bệnh lấy tiền, bát nháo của cơ sơ y, dược tư nhân
Ngày 26/7, thông tin từ Sở Y tế Thanh Hóa cho biết, để chấn chỉnh các hành vi vi phạm của các cơ sở y tế tư nhân hoạt động trên địa bàn, cơ quan chức năng sẽ tiến hành kiểm tra, xử lý nghiêm. Qua đó kịp thời chấn chỉnh vi phạm tránh tình trạng vẽ bệnh lấy tiền hoặc thực hiện không đúng giấy phép được cấp, chưa đáp ứng tiêu chuẩn.
Phát hiện, xử lý nhiều vi phạm của cơ sở y, dược tư nhân
Cụ thể, qua kiểm tra, Thanh tra Sở Y tế tiến hành xử phạt vi phạm hành chính đối với bà Nguyễn Thị Nguyệt (sinh năm 1992). Nghề nghiệp: Dược sĩ trung học, phụ trách chuyên môn quầy Sơn Nguyệt, địa chỉ tại thôn Báo Văn, xã Nga Phượng, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hoá.
Cơ quan có thẩm quyền kết luận cơ sở chưa đáp ứng nguyên tắc, tiêu chuẩn thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc (tại thời điểm ngày 17/7/20, kiểm tra đánh giá duy trì đáp ứng thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc, quầy thuốc Sơn Nguyệt; có địa chỉ: thôn Báo Văn, xã Nga Phượng, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hoá, chưa đáp ứng nguyên tắc tiêu chuẩn thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc).
Quy định tại: điểm i, khoản 16, Điều 2 Nghị định số 1/NĐ-CP ngày 28/12/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 1/2018/NĐ-CP ngày 04 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm và Nghị định số 117/2020/NĐ-CP ngày 28 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế.
Phạt tiền 7,5 triệu đồng, hình thức xử phạt bổ sung đình chỉ hoạt động Quầy thuốc Sơn Nguyệt; có địa chỉ: thôn Báo Văn, xã Nga Phượng, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hoá trong thời hạn 7,5 tháng kể từ ngày 17/7/20.
Thanh tra Sở Y tế cũng xử phạt vi phạm hành chính đối với bà Lương Thị Nghĩa (sinh năm 1994), chủ cơ sở “Cao Ngoc Diep” có địa chỉ tại: 98 Thôi Hữu, phường Ngọc Trạo, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa.
Sử dụng các chất (Wellstox) để can thiệp vào cơ thể người (tiêm) làm thay đổi màu sắc da, hình dạng, cân nặng, khiếm khuyết của các bộ phận trên cơ thể (khuôn mặt) tại các cơ sở không phải là bệnh viện có chuyên khoa thẩm mỹ hoặc phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác có phạm vi hoạt động chuyên môn về chuyên khoa thẩm mỹ.
Quy định tại khoản 6 Điều 40 Nghị định 117/2020/NĐ-CP ngày 28/9/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế.
Người vi phạm hành chính đã thành thật hối lỗi; tích cực giúp đỡ cơ quan chức năng phát hiện vi phạm hành chính. Quy định tại khoản 2 Điều 9 Luật xử lý vi phạm hành chính số /2012/QH13 ngày 20/6/2012.
Bị áp dụng hình thức xử phạt 20 triệu đồng, đình chỉ hoạt động của cơ sở trong thời hạn 4,5 tháng, quy định tại điểm đ khoản 8 Điều 40 Nghị định 117/2020/NĐ-CP ngày 28/9/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế. Thời gian đình chỉ hoạt động của cơ sở kể từ ngày /7/20.
Sở Y tế Thanh Hóa cũng đã ra quyết định xử phạt ông Lê Quang Hưng, bác sĩ phụ trách chuyên môn Phòng khám An Hưng, chuyên khoa Tai Mũi Họng số tiền 25 triệu đồng vì hành vi vi phạm các quy định.
Qua công tác kiểm tra, Sở Y tế Thanh Hóa đã phát hiện Phòng khám An Hưng, chuyên khoa Tai Mũi Họng (có địa chỉ tại 116 Nguyễn Trãi, phường Tân Sơn, TP Thanh Hóa) thực hiện hành vi vi phạm hành chính như bán thuốc cho người bệnh dưới mọi hình thức (bán thuốc trong phòng khám cho người bệnh khi chưa được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược), trừ trường hợp được bán thuốc y học cổ truyền theo quy định.
Bên cạnh đó, Sở y tế Thanh Hóa đã tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh số 0127/TH-CCHN cấp ngày 22/10/2016 cấp cho ông Lê Quang Hưng (người phụ trách chuyên môn phòng khám trong) thời hạn 4,5 tháng. Thời gian tước chứng chỉ hành nghề tính từ ngày 23/7/20.
Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận quyết định xử phạt, ông Lê Quang Hưng phải nghiêm chỉnh chấp hành, nếu không sẽ bị cưỡng chế theo quy định của phát luật.
Theo đánh giá của các ngành chức năng tỉnh Thanh Hóa, thời gian qua, công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực hành nghề y, dược tư nhân trên địa bàn tỉnh đã đạt được nhiều kết quả tích cực, từng bước tăng cường kỷ cương trong việc chấp hành pháp luật của các cơ sở hành nghề y, dược tư nhân. Hệ thống y tế tư nhân cũng đã góp phần đáp ứng nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh của người dân; một số cơ sở đã triển khai được các kỹ thuật mũi nhọn, kỹ thuật chuyên sâu, góp phần giảm tải cho các bệnh viện công lập.
Còn nhiều tồn tại của y, dược tư nhân cần chấn chỉnh
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, cũng còn một số tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý của các cơ quan chức năng và việc chấp hành quy định pháp luật của các cơ sở hành nghề y, dược tư nhân trên địa bàn tỉnh.
Thanh Hóa có 1.553 cơ sở khám chữa bệnh tư nhân, 3.950 cơ sở kinh doanh dược, phân bố chủ yếu ở khu vực đô thị, đồng bằng. Qua giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa, đa số cơ sở y tế tư nhân có quy mô còn nhỏ lẻ, cơ bản mới đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh thông thường, chưa có các dịch vụ chất lượng cao, nhiều chuyên khoa sâu.
Trình độ chuyên môn của một số người hành nghề y tư nhân chưa theo kịp tốc độ phát triển của nền y học hiện đại, chưa đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh kỹ thuật cao; chất lượng khám, chữa bệnh tại một số cơ sở còn hạn chế. Đặc biệt, còn nhiều cơ sở y, dược không phép vẫn ngang nhiên hoạt động, hành nghề ngoài giờ tại nhà riêng, tại nhà người bệnh. Một số cơ sở khám, chữa bệnh không có biển hiệu hoặc có biển hiệu không đúng quy định, hoạt động vượt quá phạm vi chuyên môn cho phép, chưa thực hiện đúng quy định về công khai niêm yết giá dịch vụ khám chữa bệnh.
Người chịu trách nhiệm chuyên môn không có mặt tại cơ sở trong thời gian cơ sở hoạt động; công tác kiểm soát nhiễm khuẩn, xử lý rác, nước thải y tế, mẫu bệnh phẩm còn nhiều bất cập. Số lượng các cơ sở y tế tư nhân trên cùng một địa bàn đông, dẫn đến tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, khuyến mại để thu hút bệnh nhân, thành điểm trung chuyển bệnh nhân lên tuyến trên. Hoạt động quảng cáo dịch vụ khám, chữa bệnh không đúng trên các nền tảng mạng xã hội gây nhiễu loạn thông tin, khó khăn cho người dân trong việc lựa chọn sử dụng các dịch vụ y tế…
Bên cạnh đó, công nghiệp sản xuất dược phẩm ở tỉnh Thanh Hóa phát triển chưa tương xứng với lợi thế, nguồn dược liệu. Các nhà máy chưa tập trung đầu tư phát triển, sản xuất thuốc chuyên khoa đặc trị, thuốc mới, thuốc có dạng bào chế đặc biệt, thuốc công nghệ cao, thuốc có nguồn gốc từ dược liệu trong tỉnh.
Một số cơ sở kinh doanh dược chưa thường xuyên cập nhật dữ liệu vào phần mềm liên thông dữ liệu dược quốc gia; hóa đơn, chứng từ chưa bảo đảm quy định; không niêm yết công khai chứng chỉ hành nghề dược hoặc giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược; niêm yết giá không đầy đủ, không đúng quy định; không có khu vực riêng cho các sản phẩm không phải là thuốc hoặc để lẫn sản phẩm không phải là thuốc cùng với thuốc.
Một số dược liệu, vị thuốc tại các phòng chẩn trị y học cổ truyền chưa rõ nguồn gốc đầu vào; bán thuốc không có đơn thuốc còn diễn ra khá phổ biến tại các cơ sở dược. Thuốc, thực phẩm chức năng có nguồn gốc ở nước ngoài được đưa về nước theo con đường tiểu ngạch được bày bán nhiều tại các nhà thuốc nhưng chưa được kiểm soát...
UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Chỉ thị số 10/CT-UBND ngày /7/20 về việc tăng cường quản lý hoạt động hành nghề y dược tư nhân trên địa bàn tỉnh, Sở Y tế tăng cường thanh tra, kiểm tra các cơ sở hành nghề y, dược tư nhân, qua đó phần lớn các cơ sở đã chấp hành tốt quy định. Giao trách nhiệm cụ thể cho các đơn vị, chính quyền địa phương khi để xảy ra các vi phạm.