Doanh nghiệp - Doanh nhân

Xuất khẩu tôm đạt 2 tỷ USD trong 7 tháng

Trang Nhi 05/08/20 - 08:41

Trong 7 tháng năm 20, giá trị xuất khẩu tôm đạt 2 tỷ USD, tăng 7,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Kim ngạch xuất khẩu tôm tiếp tục duy trì vị trí số 1 trong ngành thuỷ sản.

Báo cáo mới nhất của Bộ NN&PTNT, 7 tháng năm 20, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản ước đạt 5,29 tỷ USD. So với cùng kỳ năm ngoái, xuất khẩu nhóm hàng này tăng 7,3%, đứng Top 2 về kim ngạch xuất khẩu trong lĩnh vực nông nghiệp.

xuat-khau-tom.jpg
Xuất khẩu tôm đạt 2 tỷ USD trong 7 tháng

Trong đó, riêng xuất khẩu tôm đạt 2 tỷ USD, tăng 7,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, tôm chân trắng đạt 1,4 tỷ USD, tăng 4%, tôm sú đạt 6 triệu USD, giảm 10%. Riêng xuất khẩu tôm hùm tăng gấp gần 3 lần đạt 145 triệu USD.

Kim ngạch xuất khẩu tôm tiếp tục duy trì vị trí số 1 trong ngành thuỷ sản.

Hiện Việt Nam nằm trong top 3 quốc gia xuất khẩu tôm nhiều nhất thế giới, chiếm 13-14% tổng giá trị xuất khẩu tôm toàn cầu. Con tôm của Việt Nam đã xuất khẩu đến khoảng 100 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Các thị trường lớn như Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, EU… tiếp tục nhập khẩu tôm Việt Nam, góp phần đẩy kim ngạch xuất khẩu mặt hàng duy trì mức tăng trưởng dương.

Cụ thể, xuất khẩu tôm sang thị trường Trung Quốc (bao gồm Hong Kong) đạt 328 triệu USD, tăng mạnh 17% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong top 5 thị trường xuất khẩu tôm lớn nhất của nước ta, Trung Quốc là thị trường ghi nhận tốc độ tăng trưởng cao nhất.

Việc phát triển chuỗi giá trị tôm cũng một phần góp phần vào sự phát triển bền vững của ngành thủy sản.

Theo các chuyên gia, để gia tăng thị phần tại các thị trường trong năm 20, doanh nghiệp cần lưu ý đến thị hiếu tiêu dùng mới.

Ví dụ như Trung Quốc đang có xu hướng giảm nhập khẩu tôm nước ấm đông lạnh, tôm hùm đá, các loại tôm biển khác, tôm hùm đông lạnh; trong khi tăng nhập khẩu tôm hùm tươi, sống, ướp lạnh; tôm khô, muối, hun khói, ngâm nước muối và các loại tôm chế biến.

Còn tại Hàn Quốc, nhu cầu đối với thực phẩm nấu chín, chế biến và bảo quản sẵn đang tăng lên nhanh chóng.

Hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam, cũng đang áp dụng nhiều biện pháp để "vượt sóng" trong giai đoạn khó khăn, tạo nên chuỗi giá trị liên kết vùng nguyên liệu để vững chắc trong cung ứng đơn hàng.

Trang Nhi