Giao thông

Khó huy động vốn vay tổ chức tín dụng làm Cảng hàng không Phan Thiết?

Phi Hùng - Bùi Anh 07/08/20 16:07

Theo Ngân hàng Nhà nước, nguồn vốn thực hiện Dự án Cảng hàng không Phan Thiết, hạng mục hàng không dân dụng theo hình thức hợp đồng BOT chủ yếu phụ thuộc vào vốn tín dụng, trong khi đó phương án tài chính Dự án không đảm bảo trả nợ sẽ rất khó có khả năng huy động vốn tín dụng ngân hàng.

Yêu cầu bổ sung cơ sở tính toán sơ bộ tổng mức đầu tư

Hội đồng thẩm định liên ngành (HĐTĐLN) đã có báo cáo gửi UBND tỉnh Bình Thuận kết quả thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi (NCTKT) điều chỉnh Dự án Cảng hàng không (CHK) Phan Thiết, hạng mục hàng không dân dụng theo hình thức hợp đồng BOT (Dự án).

Theo hồ sơ, ngày 11/3/20, UBND tỉnh Bình Thuận có Tờ trình số 838/TTr-UBND đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư xây dựng CHK Phan Thiết đạt tiêu chuẩn sân bay cấp 4E (theo phân cấp của tổ chức hàng không dân dụng quốc tế - ICAO) với công suất 02 triệu hành khách/năm đến năm 2030, 03 triệu hành khách/năm đến năm 2050 và 3,5 triệu hành khách/năm đến năm 2070…

hang-khong-phan-thiet.png
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận Nguyễn Hồng Hải chủ trì cuộc họp nghe báo cáo tiến độ thực hiện dự án Cảng hàng không Phan Thiết (Ảnh: Cổng TTĐT Bình Thuận)

Đánh giá về tính hợp lý của các yếu tố tài chính đầu vào, các chỉ tiêu tài chính và sơ bộ phương án tài chính của Dự án, HĐTĐLN cho biết, theo báo cáo của UBND tỉnh Bình Thuận, sau khi rà soát và tính toán lại sơ bộ tổng mức đầu tư theo quy mô đầu tư Dự án hiện nay và thuyết minh chi tiết tại mục v.4.1 thì sơ bộ tổng mức đầu tư nêu tại Báo cáo NCTKT điều chỉnh (bao gồm thuế VAT) là 5.077,676 tỷ đồng.

Theo HĐTĐLN, đây là Dự án điều chỉnh, tuy nhiên sơ bộ tổng mức đầu tư thuyết minh tại Báo cáo NCTKT điều chỉnh được lập như đối với dự án mới. Do đó, đề nghị UBND tỉnh Bình Thuận bổ sung thuyết minh, cơ sở tính toán sơ bộ tổng mức đầu tư Dự án điều chỉnh, trong đó lưu ý làm rõ các nội dung, hạng mục, chi phí đã thực hiện, các hạng mục chi phí mới cập nhật, điều chỉnh; làm rõ nguyên nhân, căn cứ và cách xác định các chi phí tăng, giảm trong sơ bộ tổng mức đầu tư. Trường hợp Báo cáo NCTKT Dự án điều chỉnh tính toán sơ bộ tổng mức đầu tư như dự án mới, đề nghị thuyết minh rõ lý do.

Ngoài ra, đối với nội dung sơ bộ tổng mức đầu tư Dự án, HĐTĐLN đề nghị UBND tỉnh Bình Thuận tiếp thu ý kiến của Bộ Xây dựng tại văn bản số 2055/BXD- HĐXD ngày 16/5/20.

UBND tỉnh Bình Thuận chịu trách nhiệm về tính chính xác, hợp lý của các số liệu xác định sơ bộ tổng mức đầu tư Dự án, đảm bảo đúng định mức kinh tế-kỹ thuật, cập nhật các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.

cang-hang-khong-phan-thiet-2(1).jpeg
Phối cảnh Cảng Hàng không Phan Thiết (Ảnh: tienphong)

Dự án Cảng hàng không Phan Thiết có rủi ro cao?

Về cơ cấu nguồn vốn của Dự án, theo Báo cáo NCTKT, tỷ lệ vốn nhà đầu tư tham gia thực hiện Dự án là 99,61%, vốn nhà nước tham gia dự án Ịà 0,39% (hỗ trợ đền bù GPMB) là phù hợp với quy định tại khoản 2 Điều 69, khoản 1 Điều 77 Luật PPP.

Về vốn chủ sở hữu của Nhà đầu tư, theo Báo cáo NCTKT (trang V-30), vốn do nhà đầu tư huy động là 5.057,721 tỷ đồng, trong đó vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư là 758,660 tỷ đồng, vốn vay tín dụng là 4.299,061 tỷ đồng. Như vậy, nguồn vốn chủ sở hữu chiếm % trong tổng phần vốn của nhà đầu tư (758,660 tỷ đồng/5.057,721 tỷ đồng), đảm bảo yêu cầu tối thiểu là % theo quy định tại khoản 1 Điều 77 Luật PPP. Việc đánh giá cụ thể về năng lực tài chính của Nhà đầu tư sẽ được thực hiện tại bước đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư Dự án.

Theo ý kiến của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tại văn bản số 3353/NHNN- TD ngày 22/4/20, tỷ lệ vốn chủ sở hữu tham gia vào Dự án còn ở mức thấp. Để tăng tính khả thi, hiệu quả của Dự án, đề nghị UBND tỉnh Bình Thuận xem xét tăng tỷ lệ nguồn vốn chủ sở hữu của Nhà đầu tư; đồng thời, đánh giá kỹ khả năng đấu thầu, lựa chọn nhà đầu tư có đủ năng lực để triển khai Dự án. Theo đó, HĐTĐLN đề nghị UBND tỉnh Bình Thuận lưu ý thêm nội dung này trong các bước nghiên cứu tiếp theo của Dự án.

Đáng chú ý, về khả năng huy động vốn vay tổ chức tín dụng, tại văn bản số 3353/NHNN-TD ngày 22/4/20, NHNN có ý kiến: tổng nhu cầu vốn tín dụng của Dự án là 4.299,061 tỷ đồng, chiếm 85% nguồn vốn của Nhà đầu tư. Dự án có thời gian hoàn vốn rất dài (gần 45 năm); đồng thời, theo Báo cáo NCTKT điều chỉnh (trang VI-6 Thuyết minh), tổng mức đầu tư tăng quá 5% hoặc sản lượng khai thác sụt giảm quá 5% sẽ làm kéo dài thời gian hoàn vốn trên 50 năm, cho thấy Dự án có rủi ro cao, đặc biệt là số liệu dự báo các yếu tố cấu thành phương án tài chính Dự án.

Bên cạnh đó, theo Bảng 13 - Dòng tiền của Dự án, trong 31 năm đầu khai thác Dự án không có khả năng hoàn trả nợ gốc vay. Như vậy, nguồn vốn thực hiện Dự án chủ yếu phụ thuộc vào vốn tín dụng. Trong khi phương án tài chính không đảm bảo trả nợ sẽ rất khó có khả năng huy động vốn tín dụng ngân hàng. Như vậy, tính thực tiễn của việc vay vốn tín dụng của Dự án là không khả thi.

Vì vậy, để triển khai thành công dự án, NHNN đề nghị UBND tỉnh Bình Thuận làm rõ khả năng huy động vốn cho Dự án, nghiên cứu đa dạng các nguồn vốn huy động (vốn chủ sở hữu, vốn vay ngân hàng, phát hành trái phiếu...) để đầu tư Dự án, giảm sự phụ thuộc vào một nguồn vốn cụ thể, nhất là nguồn vốn tín dụng ngân hàng trong nước. Tránh tình trạng Dự án được phê duyệt chủ trương đầu tư nhưng không đấu thầu lựa chọn được nhà đầu tư, không huy động được đủ vốn đầu tư, dẫn đến kéo dài thời gian triển khai thực hiện và không hiệu quả.

Về nội dung này, NHNN đã có ý kiến tại các Công văn số 37/NHNN-TD ngày 26/5/2021, số 2769/NHNN-TD ngày 06/6/2022 và số 6780/NHNN-TD ngày 28/8/2023. Tuy nhiên, tại hồ sơ kèm theo Tờ trình số 838/TTr-UBND vừa qua, UBND tỉnh Bình Thuận chưa giải trình, tiếp thu ý kiến của NHNN.

Theo đó, HĐTĐLN đề nghị UBND tỉnh Bình Thuận tiếp thu các ý kiến nêu trên của NHNN, giải trình, làm rõ thêm tại Báo cáo NCTKT điều chỉnh Dự án.

Chấm dứt hợp đồng với Công ty cổ phần Rạng Đông

CHK Phan Thiết, phần hàng không dân dụng là CHK cấp 4C đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư năm 20 và UBND tỉnh Bình Thuận đã ký hợp đồng với nhà đầu tư là Công ty cổ phần Rạng Đông.

Ngày 14/7/2022, HĐTĐLN đã có Thông báo số 44/TB-BKHĐT về kết luận cuộc họp, trong đó đề nghị UBND tỉnh Bình Thuận khẩn trương rà soát, giải trình và hoàn thiện hồ sơ Dự án.

Ngày 01/8/2023, Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhận được hồ sơ Dự án kèm theo Tờ trình số 2722/TTr-UBND ngày 25/7/2023 của UBND tỉnh Bình Thuận, trong đó nội dung hồ sơ có một số thay đổi lớn so với cuộc họp HĐTĐLN ngày 04/7/2022 như: (1) chấm dứt hợp đồng với nhà đầu tư cũ là Công ty cổ phần Rạng Đông; (2) điều chỉnh một số hạng mục để khớp nối với phần sân bay quân sự (có phần dùng chung) do Bộ Quốc phòng đầu tư; (3) bổ sung cơ chế chia sẻ doanh thu; (4) thay đổi phương án đầu tư...

Phi H ng - B i Anh