Phóng sự - Ghi chép

Bình Thuận chung tay phát triển bền vững kinh tế biển:Bài 4: Phát triển “nghề cá bền vững”

Sông Hương - Minh Sáng 09/08/20 07:32

Tỉnh Bình Thuận vẫn tiếp tục cân đối mô hình tăng trưởng giữa 3 “trụ cột” là du lịch, nông nghiệp và công nghiệp. Việc này sẽ đẩy nhanh quá trình chuyển đổi từ “nghề cá nhân dân” sang “nghề cá bền vững”.

Cải tiến chính sách quản lý

Ban chỉ đạo chống khai thác IUU tỉnh Bình Thuận (Ban chỉ đạo) cho biết đơn vị này sẽ tiếp tục quán triệt, triển khai nghiêm túc các nhiệm vụ, giải pháp chống khai thác IUU theo chỉ đạo của Trung ương, của Tỉnh ủy và UBND tỉnh; đồng thời phối hợp, nghiên cứu, cải tiến chính sách quản lý, phát triển ngành đánh bắt thủy sản.

4-1.jpg
Tỉnh Bình Thuận vẫn tiếp tục cải tiến chính sách quản lý, để cân đối các mô hình tăng trưởng

Tiếp đến, Ban chỉ đạo sẽ tập trung nguồn lực để khắc phục các hạn chế, tồn tại trong quản lý, để chung tay cùng cả nước tháo gỡ “Thẻ vàng” của EU, hướng đến phát triển “nghề cá bền vững” theo tinh thần Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 10/4/20 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác IUU và phát triển bền vững ngành thuỷ sản và Nghị số 52/NQ-CP 22/4/20 ban hành Chương trình hành động và Kế hoạch của Chính phủ triển khai thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 10/4/20 của Ban Bí thư…

Để làm được như vậy, Bình Thuận sẽ đẩy mạnh công tác tuyên truyền với nhiều hình thức phù hợp, góp phần nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm của người dân, doanh nghiệp trong hoạt động thủy sản; đấu tranh, tố giác các hành vi có dấu hiệu vi phạm IUU để kịp thời xử lý.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận, Nguyễn Hồng Hải chỉ đạo các đơn vị quản lý phải giám sát / tàu cá hoạt động trên biển qua Hệ thống giám sát tàu cá, kịp thời phát hiện, xử lý tàu cá mất kết nối, vượt ranh giới trên biển, móc nối đưa tàu cá, ngư dân đi khai thác hải sản bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài.

Kiểm soát / đối với tàu cá chiều dài từ mét trở lên đã lắp đặt thiết bị VMS trên hệ thống giám sát tàu cá; thông báo, nhắc nhở chủ tàu kịp thời khắc phục sự cố mất kết nối tín hiệu VMS khi hoạt động trên biển.

binh-thuan-iuu-phat-trien-nghe-ca-ben-vung-2.jpeg
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hồng Hải chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo chống khai thác IUU

Ông Nguyễn Hồng Hải nhấn mạnh, từ nay đến hết tháng 9/20, tỉnh Bình Thuận sẽ quyết liệt chống khai thác IUU tại cảng cá, bến cá; đảm bảo truy xuất nguồn gốc thủy sản khai thác phục vụ chế biến xuất khẩu; đảm bảo 100% tàu cá chiều dài từ m trở lên phải vào cảng cá chỉ định để bốc dỡ sản phẩm; 100% tàu cá bốc dỡ sản phẩm tại cảng cá phải thực hiện thông báo trước 01 giờ, nộp báo cáo khai thác, nhật ký khai thác theo đúng quy định.

Khẩn trương triển khai hệ thống truy xuất nguồn gốc thủy sản từ khai thác điện tử (eCDT) để truy xuất nguồn gốc thủy sản từ khai thác đảm bảo tính minh bạch, hợp pháp đối với sản phẩm thủy sản xuất khẩu.

Thực hiện nghiêm túc, đúng quy định công tác xác nhận, chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác, không để sai sót, đặc biệt liên quan đến các lô hàng xuất khẩu sang thị trường châu Âu; xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân cố tình hợp thức hóa hồ sơ đối với các lô hàng vi phạm.

Tăng cường thực thi pháp luật, xử phạt 100% các hành vi khai thác IUU được phát hiện, không có trường hợp ngoại lệ. Tiếp tục điều tra, xác minh, xử phạt 100% các trường hợp tàu cá vi phạm quy định VMS; yêu cầu xử lý đến tận cùng vụ việc, có hồ sơ lưu trữ kết quả xử lý tại Trung tâm giám sát tàu cá.

Tập trung sửa chữa, khắc phục hư hỏng, xuống cấp tại các cảng cá (La Gi, Phan Rí Cửa, Liên Hương); đặc biệt thực hiện ngay các biện pháp giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường tại cảng cá La Gi, đồng thời tổ chức khảo sát, lập kế hoạch và đề xuất kinh phí bố trí kinh phí sự nghiệp kinh tế nạo vét duy tu luồng lạch cảng cá, khu tránh bão cho tàu cá.

Hỗ trợ phát triển sinh kế mới

Với 35 năm theo nghề và quản lý trong lĩnh vực thủy sản, Chi cục trưởng Chi cục Thủy Sản, Chủ tịch Hiệp hội Nghề cá tỉnh Bình Thuận, Huỳnh Quang Huy chia sẻ, cấu trúc của nghề cá đã thay đổi nhiều, kể từ khi Việt Nam nhận “Thẻ vàng” của EU. Để hội nhập, nâng cao trách nhiệm và vị thế quốc gia, chúng ta buộc phải cập nhật lại những quy định, quy trình, phương thức đánh bắt sao cho phù hợp với thế giới.

Chẳng hạn, Nhật Bản quy định trong tổng số 300 con cá thì ngư dân chỉ được phép khai thác 100 con, 100 con tiếp theo sẽ chết vì gạn lọc tự nhiên, 100 con còn lại sẽ vào bờ để sinh sản. Từ ví dụ này có thể thấy, việc khai thác thủy sản vượt quá trữ lượng (55%) sẽ dẫn đến cạn kiệt tài nguyên.

Thế nên, chúng ta cần phải giảm đội tàu khai thác tự nhiên, bằng cách thu mua lại tàu cũ, khuyến khích phát triển nuôi trồng thủy sản; hoặc tổ chức đào tạo nghề, nâng cao trình độ, để vận động người dân tự chuyển đổi sinh kế.

4-3.jpg
Cơ quan chức năng tìm hiểu hoàn cảnh của ngư dân, để kịp thời hỗ trợ ổn định sinh kế

Theo ông Huy, khi xây dựng “nghề cá bền vững”, cả hệ thống chính trị đã cùng vào cuộc, có trách nhiệm vì lợi ích chung, thực hiện một cách đồng bộ các giải pháp như: Thiết lập được quy trình, nhiều cơ quan quản lý vào cuộc, người dân đã chấp nhận thay đổi thói quen cũ và tự giác chấp hành pháp luật mới…

Trong chiến lược phát triển toàn diện, tỉnh Bình Thuận đã cùng lúc thực hiện nhiều Nghị quyết của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh (Khóa XIV) như: Nghị quyết Số 12-NQ/TU về một số chủ trương, giải pháp nâng cao đời sống nhân dân tỉnh Bình Thuận đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;

Nghị quyết số 05-NQ/TU về phát triển ngành nông nghiệp hiện đại, bền vững, có giá trị gia tăng cao; Nghị quyết số 06 về phát triển du lịch đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;

Nghị quyết Số 07 về đánh giá tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh năm 2021 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2022; Nghị quyết số 08 về đẩy mạnh huy động các nguồn lực đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đến năm 2025; Nghị quyết số 09 về phát triển công nghiệp đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Nghị quyết Số 10 về chuyển đổi số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Những Nghị quyết này chính là “kim chỉ nam” đối với chính sách và hành động cụ thể, để địa phương giữ vững lộ trình phát triển trong giai đoạn mới, nhất là khi Bình Thuận vừa được Thủ tướng Chính phủ “Phê duyệt quy hoạch tỉnh Bình Thuận thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050”.

4-4.jpg
“Nghề cá nhân dân” ở Bình Thuận đang từng bước chuyển sang “nghề cá bền vững”

Mục tiêu sắp tới, bên cạnh việc tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, tỉnh Bình Thuận vẫn lấy “Nhân dân là trung tâm”.

Cụ thể, địa phương vẫn tiếp tục hướng tới phát triển bao trùm, đảm bảo tiếp cận cơ hội phát triển. Tỉnh cũng sẽ đổi mới mô hình tăng trưởng; huy động và sử dụng hợp lý, hiệu quả các nguồn lực để phát triển toàn diện trên cơ sở tạo lập một hệ sinh thái phát triển hiện đại và bền vững.

Bình Thuận là một trong 28 tỉnh, thành có biển, với bờ biển dài 192km, vùng biển liên thông với các ngư trường lớn của cả nước và khu vực Trường Sa - Nhà giàn DK1. Tỉnh Bình Thuận nằm ở duyên hải Nam Trung Bộ, thuộc vùng kinh tế Đông Nam Bộ, nằm trong khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam và được đánh giá là giàu tiềm năng phát triển bền vững kinh tế biển.

Vì thế, Bình Thuận đã xác định hoạt động đánh bắt thủy sản là sinh kế lâu đời của hàng chục nghìn ngư dân, nên chiến lược chuyển đổi từ “nghề cá nhân dân” sang “nghề cá bền vững” sẽ phải thực hiện kiên trì và cần thêm nhiều thời gian nữa…

Còn trước mắt, với sự đồng lòng của cả “ba nhà” (nhà nước, doanh nghiệp, ngư dân), tỉnh Bình Thuận sẽ sớm ổn định nghề cá, để chung tay phát triển bền vững kinh tế biển của Việt Nam.

Bài 1: Nhọc nhằn mưu sinh trên biển

Bài 2: Khắc phục triệt để tàu cá “3 không”

Bài 3: Lời cảnh báo kịp thời

Sng Hương - Minh Sáng