Môi trường

Hải Dương: Phát hiện hàng trăm bến bãi có vi phạm

PV 16/08/20 - 09:54

UBND tỉnh Hải Dương vừa họp phiên thường kỳ tháng 8 (lần 5) xem xét, giải quyết các nội dung, tờ trình do các đơn vị báo cáo; trong đó có việc quản lý, xử lý các bến bãi ven sông, kênh trục nội đồng theo Nghị quyết số 36-NQ/TU ngày 29/12/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy.

Theo rà soát, báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, toàn tỉnh Hải Dương có 448 bến bãi; trong đó có 3 bến bãi trong quy hoạch, 1 bến bãi không phù hợp với quy hoạch (tập trung ở thị xã Kinh Môn 47 bến bãi, huyện Tứ Kỳ 12 bến bãi, Ninh Giang 11 bến bãi, Thanh Miện 5 bến bãi,… Trong số 3 bến bãi phù hợp với quy hoạch thì chỉ có 90 bến bãi đủ thủ tục pháp lý, số còn lại chưa đủ thủ tục.

Cũng theo báo cáo, trên địa bàn tỉnh có 164 bến bãi tồn tại vi phạm về lĩnh vực đầu tư, 191 bến bãi vi phạm về đất đai, 132 bến bãi vi phạm về môi trường, 372 bến bãi vi phạm về đê điều…

img_97.jpeg
Ông Bùi Văn Thăng, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hải Dương báo cáo.

Liên quan đến việc quản lý, xử lý các bến bãi, ông Lưu Văn Bản, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hải Dương yêu cầu việc phân loại, xử lý bến bãi vi phạm trên địa bàn tỉnh phải thực hiện thống nhất theo nguyên tắc chung. Từ đó, nâng cao vai trò quản lý nhà nước đối với hoạt động bến bãi, bảo đảm quy định của pháp luật, phục vụ phát triển kinh tế-xã hội. Các bến bãi phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt

Các địa phương căn cứ vào tình hình thực tế, đề xuất bổ sung vào quy hoạch đối với những bến bãi không phù hợp với quy hoạch đang hoạt động, đủ thủ tục pháp lý. Đối với những bến bãi vi phạm được phép tồn tại, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn rà soát, căn cứ vào thủ tục pháp lý còn thiếu để hướng dẫn, đề nghị chủ bến bãi bổ sung.

img_9725.jpeg
Ông Lưu Văn Bản, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh chủ trì phiên họp.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hải Dương yêu cầu việc xử lý bến bãi vi phạm không được triển khai một chiều mà phải xem xét, cân nhắc dựa trên nhiều điều kiện, yếu tố, nhằm bảo đảm không thất thoát tài sản nhà nước và bảo vệ lợi ích hợp pháp của chủ bến bãi. Những bến bãi tồn tại không phù hợp với mục tiêu phát triển của địa phương cần kiên quyết xử lý, giải toả.

PV