Cận cảnh mực nước sông Hồng chiều nay
Theo số liệu quan trắc mới nhất của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, thời điểm đo lúc 16h ngày 11/9, mực nước sông Hồng tại Hà Nội hiện đang dừng lại. Mực nước là 11,22m, dưới báo động 3 là 28cm.
Trước đó, lúc h chiều nay, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cập nhật diễn biến mới nhất lũ trên các sông. Theo đó, lũ trên sông Cầu (tỉnh Bắc Ninh), sông Thương (tỉnh Bắc Giang), sông Thái Bình (Thành phố Hải Dương), sông Hồng (Thành phố Hà Nội) đang lên.
Lũ trên sông Thao tại Yên Bái đang xuống; tại Phú Thọ đã đạt đỉnh ở mức 18,34m, trên BĐ2 0,14m và đang xuống. Lũ trên sông Lô tại Tuyên Quang đang xuống; tại Vụ Quang (tỉnh Phú Thọ) đang biến đổi chậm ở mức đỉnh lũ. Lũ trên sông Hoàng Long (tỉnh Ninh Bình) đang biến đổi chậm. Lũ trên sông Lục Nam (Bắc Giang) đang biến đổi chậm.
Trong 12 giờ tới, lũ trên sông Thao tại Yên Bái tiếp tục xuống dưới mức BĐ3; tại Phú Thọ sẽ xuống nhưng vẫn ở trên mức BĐ1. Lũ trên sông Lô tại Tuyên Quang và Vụ Quang sẽ xuống mức BĐ3. Lũ trên sông Cầu tiếp tục lên trên mức BĐ3. Lũ trên sông Thương sẽ biến đổi chậm ở trên mức BĐ3. Lũ trên sông Lục Nam sẽ biến đổi chậm ở mức BĐ3. Lũ trên sông Thái Bình tiếp tục lên trên mức BĐ3. Lũ trên sông Hoàng Long sẽ biến đổi chậm trên mức BĐ3. Lũ trên sông Hồng tại Hà Nội sẽ biến đổi chậm ở trên mức BĐ2 và dưới BĐ3
Trong 12- giờ tiếp theo, lũ trên sông Thao tại Yên Bái tiếp tục xuống dưới mức BĐ2; tại Phú Thọ sẽ xuống dưới mức BĐ1. Lũ trên sông Lô tại Tuyên Quang và Vụ Quang sẽ xuống dưới mức BĐ3. Lũ trên sông Cầu tiếp tục lên trên mức BĐ3. Lũ trên sông Thương sẽ biến đổi chậm ở trên mức BĐ3. Lũ trên sông Lục Nam sẽ biến đổi chậm ở mức BĐ3. Lũ trên sông Thái Bình tiếp tục lên trên mức BĐ3. Lũ trên sông Hoàng Long sẽ biến đổi chậm trên mức BĐ3. Lũ trên sông Hồng tại Hà Nội sẽ biến đổi chậm ở mức BĐ2.
Trong giờ tới, mực nước các trạm hạ lưu hệ thống sông Hồng- Thái Bình lên mức BĐ3 và trên BĐ3. Mực nước lũ lên cao gây ngập lụt tại các vùng trũng thấp ven sông, bãi bồi ngoài đê chính, gây tràn vỡ các đê bối ven sông, sạt lở đê kè ảnh hưởng nghiêm trọng đến các vị trí xung yếu thuộc hệ thống đê, kè, công trình ven sông thuộc các tỉnh: Hà Nội, Hà Nam, Nam Định, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Ninh Bình.
Tình trạng ngập lụt tại các vùng trũng thấp ven sông tại các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Bắc Giang, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Hòa Bình; lũ quét và sạt lở đất trên các sườn dốc ở khu vực vùng núi Bắc Bộ. Lũ trên các sông, suối lên gây ngập lụt tại các vùng trũng thấp ven sông, bờ bãi ven sông bị nước xâm lấn, nhiều diện tích bãi nổi giữa sông bị ngập sâu. ảnh hưởng tới các hoạt động giao thông đường thủy, nuôi trồng thủy sản, sản xuất nông nghiệp dân sinh và các hoạt động kinh tế xã hội, đặc biệt tại hạ lưu sông Hồng-Thái Bình.
Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia khuyến cáo người dân lưu ý thông tin cảnh báo để nắm bắt được diễn biến lũ, thời gian ngập, mực nước cao bao nhiêu để chủ động phòng chống. Các địa phương đều có Ban Chỉ huy khuyến cáo đến người dân tuân thủ, sơ tán đến nơi an toàn.
Ghi nhận của phóng viên báo Công lý mực nước sông Hồng vào 16 giờ chiều ngày 11/9: