Tiêu điểm

Phó Chánh án TANDTC, Chánh án TAQS Trung ương: Tòa án luôn giữ vai trò là trọng tài, phán xử trên cơ sở chứng cứ mà các bên đưa ra

Mạnh Hùng (Thực hiện) 13/09/20 - 19:38

“Luật Tổ chức TAND (sửa đổi) năm 20 bỏ quy định về thẩm quyền thu thập chứng cứ của Tòa án sẽ giúp đội ngũ Thẩm phán, Thư ký Tòa án có điều kiện về thời gian, công sức để tập trung giải quyết nhiệm vụ trọng tâm là nghiên cứu, giải quyết, xét xử các vụ án”…, đó là chia sẻ của Trung tướng Dương Văn Thăng - Phó Chánh án TANDTC, Chánh án TAQS Trung ương khi nói về Luật Tổ chức TAND (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua.

PV: Thưa Chánh án, ông có thể cho biết một số điểm khác nhau cơ bản giữa Luật Tổ chức TAND hiện hành và Luật Tổ chức TAND (sửa đổi) đã được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 7?

Chánh án Dương Văn Thăng: Luật Tổ chức TAND (sửa đổi) năm 20 đã được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 7 ngày /6/20, Luật gồm có 9 chương 2 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2025, thay thế Luật Tổ chức TAND năm 2014. Luật đã thể chế hóa đầy đủ, toàn diện các chủ trương, đường lối, chính sách trong các văn kiện của của Đảng về cải cách tư pháp; phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, các nguyên tắc cơ bản về tổ chức, hoạt động của Tòa án theo quy định tại Hiến pháp năm 2013, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới, qua đó nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả và uy tín của TAND, xây dựng hệ thống Tòa án chuyên nghiệp, hiện đại, công bằng, nghiêm minh, liêm chính, phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân.

thang.jpg
Trung tướng Dương Văn Thăng - Phó Chánh án TANDTC, Chánh án TAQS Trung ương.

Chúng ta có thể thấy Luật Tổ chức TAND lần này có nhiều nội dung khác cơ bản so với Luật Tổ chức TAND năm 2014, trong đó có một số nội dung đáng chú ý sau đây:

Một là quy định về quyền tư pháp: Tại Khoản 1 Điều 3 Luật Tổ chức TAND (sửa đổi) quy định “TAND thực hiện quyền tư pháp bao gồm quyền xét xử, quyết định về các tranh chấp, vi phạm pháp luật, về những vấn đề liên quan đến quyền con người, quyền, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của luật; bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử”.Đây là quy định mới so với Luật Tổ chức TAND năm 2014.

Thực tiễn thi hành Hiến pháp và pháp luật cho thấy quyền tư pháp chưa được hiểu đúng và chính xác; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án chưa được quy định đầy đủ làm ảnh hưởng đến việc thực hiện quyền tư pháp của Tòa án. Việc xác định đầy đủ, đúng đắn nội hàm quyền tư pháp như trên là cơ sở quan trọng để xác định nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Tòa án, không chồng chéo với chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan khác, cần thiết phải thực hiện; thể hiện được rõ nét hơn về vai trò, vị trí của Tòa án là cơ quan tư pháp bên cạnh các cơ quan lập pháp và hành pháp trong hệ thống chính trị.

Hai là về tổ chức lại bộ máy giúp việc của TAND cấp cao: Tại Điều 51 của Luật Tổ chức TAND năm 20 quy định về tổ chức lại bộ máy giúp việc của TAND cấp cao, thành lập các vụ tại TAND cấp cao trên cơ sở tổ chức lại các phòng Giám đốc, kiểm tra. Thực tế hiện nay bộ phận giám đốc, kiểm tra của TAND cấp cao đang được tổ chức theo đơn vị cấp phòng là chưa phù hợp với tính chất công việc trong tình hình số lượng án, công việc cần giải quyết của các TAND cấp cao là rất nhiều, nhất là việc giải quyết đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm. Do đó việc tổ chức các đơn vị giúp việc cho Ủy ban Thẩm phán TAND cấp cao là cần thiết và đảm bảo cho các TAND cấp cao thực hiện tốt chức năng và nhiệm vụ của mình.

Ba là về thành lập TAND sơ thẩm chuyên biệt: Tại Điều 62 và Điều 63 Luật Tổ chức TAND năm 20 quy địnhvề việc thành lập các Tòa án chuyên biệt hành chính, sở hữu trí tuệ và phá sản. Thực tiễn như chúng ta đã biết, án hành chính là loại việc rất khó, phức tạp, xảy ra ngày càng nhiều ở các lĩnh vực quản lý nhà nước; nếu không có quy định phù hợp và kịp thời thì có thể ảnh hưởng đến hiệu quả, tính độc lập của Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân khi xét xử, giải quyết loại án này.

Vụ việc sở hữu trí tuệ và vụ việc phá sản tuy số lượng chưa nhiều, nhưng tính chất phức tạp và ngày càng tăng theo sự phát triển kinh tế của đất nước. Giải quyết vụ việc sở hữu trí tuệ, phá sản cần có đội ngũ cán bộ chuyên sâu về pháp luật, được đào tạo, hiểu biết về các lĩnh vực chuyên môn. Việc thành lập TAND sơ thẩm chuyên biệt Hành chính, TAND sơ thẩm chuyên biệt Sở hữu trí tuệ và TAND chuyên biệt Phá sản sẽ góp phần giải quyết hiệu quả các vụ việc đặc thù nêu trên, đáp ứng yêu cầu thực tiễn và hội nhập quốc tế về tư pháp.

Bốn là về ngạch Thẩm phán: Điều 90 Luật Tổ chức TAND năm 20 quy định Thẩm phán gồm 02 ngạch là Thẩm phán TANDTCvà Thẩm phán TAND (khác với Luật Tổ chức TAND năm 2014 quy định 04 ngạch Thẩm phán là Thẩm phán TANDTC, Thẩm phán cao cấp, Thẩm phán Trung cấp và Thẩm phán sơ cấp). Đây là quy định hợp lý hơn trước đây,bởi khác với công chức hành chính khác, Thẩm phán là chức danh do Chủ tịch nước bổ nhiệm, là chức danh tư pháp đặc thù, trực tiếp xét xử và phải chịu trách nhiệm về phán quyết của mình khi xét xử, giải quyết vụ án, vụ việc.

Quy định này cơ bản phù hợp với đặc thù công tác xét xử; khắc phục được những vướng mắc, bất cập hiện nay trong việc điều động, bố trí, thực hiện chính sách đối với Thẩm phán;nâng cao niềm tin của nhân dân đối với Thẩm phán; khuyến khích Thẩm phán phấn đấu vàyên tâm công tác để cống hiến.

Năm là về việc không quy định Tòa án có nhiệm vụ, quyền hạn ra quyết định khởi tố vụ án hình sự tại phiên tòa: Tại điểm d Khoản 3 Điều 2 Luật Tổ chức TAND năm 2014 quy định Tòa án có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự nếu phát hiện có việc bỏ lọt tội phạm. Tuy nhiên, Luật Tổ chức TAND năm 20 đã loại bỏ quy định này. Bởi chức năng chính của Tòa án là chức năng xét xử và đưa ra bản án giải quyết vụ án trên cơ sở tài liệu, chứng cứ được tranh tụng tại phiên toà. Toà án không có vai trò buộc tội (như Viện kiểm sát) hay gỡ tội (như luật sư).

Việc ra quyết định khởi tố vụ án hình sự thuộc chức năng, nhiệm vụ của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát. Toà án là cơ quan xét xử, nếu Tòa án ra quyết định khởi tố vụ án sau đó tiến hành xét xử vụ án do mình khởi tố có thể làm ảnh hưởng đến tính vô tư, khách quan trong hoạt động xét xử. Tuy không còn thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự nhưng trong quá trình xem xét, giải quyết vụ án, nếu thấy cần thiết thì Tòa án vẫn có quyền kiến nghị cơ quan có thẩm quyền tiến hành khởi tố vụ án.

Sáu là vềviệc thu thập tài liệu, chứng cứ trong xét xử, giải quyết vụ án hình sự, vụ án hành chính, vụ việc dân sự và các vụ việc khác thuộc thẩm quyền của Tòa án: Điểm khác của Luật lần này là tại Điều quy định về việc Tòa án không có nghĩa vụ thu thập chứng cứ trong quá trình giải quyết vụ án, vụ việc.

Việc bỏ quy định Tòa án có trách nhiệm thu thập chứng cứ là cơ sở để Tòa án luôn giữ vai trò là trọng tài và phán xử trên cơ sở thu thập chứng cứ mà các đương sự cung cấp; bảo đảm cho Tòa án thực hiện đúng nguyên tắc vô tư, khách quan; thực sự tôn trọng nguyên tắc tranh tụng trong quá trình giải quyết vụ án, vụ việc. Tòa án tiến hành thu thập chứng cứ cho một bên vô hình chung có thể sẽ dẫn tới việc thu thập chứng cứ có lợi hoặc bất lợi cho bên còn lại, làm ảnh hưởng đến nguyên tắc vô tư, khách quan của Tòa án.

Bên cạnh đó, Tòa án thu thập chứng cứ rồi sau đó xét xử theo chứng cứ do tự mình thu thập có thể sẽ dẫn đến việc giải quyết vụ việc không khách quan và xem nhẹ các nguồn chứng cứ khác do các bên thu thập.Tuy Tòa án không trực tiếp thu thập chứng cứ nhưng để đảm bảo phục vụ tốt hoạt động thu thập chứng cứ của tổ chức, cá nhân trong quá trình giải quyết vụ việc, tại khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều của Luật có quy định về việc Tòa án hướng dẫn, yêu cầu, hỗ trợ đương sự thu thập chứng cứ trong trường hợp các bên đã thực hiện các biện pháp cần thiết nhưng không thu thập được tài liệu, chứng cứ và đề nghị Tòa án hỗ trợ.

PV: Thưa Chánh án, trong số những nội dung khác nhau cơ bản nêu trên, ông ấn tượng với nội dung nào nhất?

Chánh án Dương Văn Thăng: Tôi cho rằng việc Luật Tổ chức TAND năm 20 quy định cụ thể về nội hàm quyền tư pháp của Tòa án là một bước tiến lớn và rất quan trọng trên cơ sở cụ thể hóa quy định của Hiến pháp năm 2013 và chủ trương của Đảng, Nhà nước về cải cách tư pháp. Hiến pháp năm 2013 quy định: “TANDlà cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp”; Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 09/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới yêu cầu: “Xác định thẩm quyền của Tòa án để thực hiện đầy đủ, đúng đắn quyền tư pháp”.

Nội hàm của quyền tư pháp là vấn đề hệ trọng và chưa được quy định trong bất kỳ đạo luật nào.Từ trước đến nay vẫn chỉ có duy nhất Hiến pháp năm 2013 có quy định Tòa án là cơ quan thực hiện quyền tư pháp, ngoài ra chưa có quy định tại văn bản quy phạm pháp luật nào khác. Vì vậy, việcLuật Tổ chức TAND lần này quy định khái quát được nội dung cụ thể của quyền tư pháp là một bước tiến quan trọng và cần thiết, giúp chúng ta xác định được cụ thể và rõ ràng các chức năng, nhiệm vụ của Tòa án.

PV: Thưa Chánh án, từ thực tế công tác, xin ông cho biết việc Tòa án không thu thập chứng cứ sẽ có những thuận lợi, khó khăn gì? Với những người yếu thế, Tòa án hỗ trợ thế nào về việc thu thập chứng cứ?

Chánh án Dương Văn Thăng: Luật Tổ chức TAND (sửa đổi) năm 2014 quy định Tòa án có thẩm quyền thu thập, bổ sung chứng cứ trong quá trình giải quyết vụ án, vụ việc. Từ khi thực hiện nhiệm vụ này, cán bộ Tòa án gặp rất nhiều khó khăn trong việc đi thu thập tài liệu, chứng cứ phục vụ cho việc giải quyết các vụ án, vụ việc.

Việc Luật Tổ chức TAND năm 20 bỏ quy định về thẩm quyền thu thập chứng cứ của Tòa ánsẽ giúp đội ngũ Thẩm phán, Thư ký Tòa án có điều kiện vềthời gian, công sức để tập trung giải quyết nhiệm vụ trọng tâm là nghiên cứu, giải quyết, xét xử các vụ án, vụ việc trong điều kiện số vụ án, vụ việc ngày càng gia tăng về cả số lượng và tính phức tạp.

Đồng thời, việc điều chỉnh nhiệm vụ, quyền hạn thu thập tài liệu, chứng cứ của Tòa án như trên nhằm bảo đảm thực hiện đúng nguyên tắc vô tư, khách quan, để Tòa án luôn giữ vai trò là trọng tài và phán xử trên cơ sở chứng cứ mà các bên đưa ra, thực sự tôn trọng và bảo đảm nguyên tắc tranh tụng, nguyên tắc “việc dân sự cốt ở đôi bên” phù hợp với thông lệ quốc tế.

Với quy định mới này, trong quá trình Tòa án giải quyết, xét xử các vụ án, vụ việc sẽ có các trường hợp cá nhân, tổ chức, người yếu thế gặp khó khăn trong quá trình tự thu thập chứng cứ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Luật Tổ chức TAND năm 20 quy định trong trường hợp các bên đã thực hiện các biện pháp cần thiết nhưng không thu thập được tài liệu, chứng cứ và đề nghị Tòa án hỗ trợ thì Tòa án sẽ tiến hành hỗ trợ các bên thu thập tài liệu, chứng cứ bằng việc yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu, chứng cứ trong vụ án hành chính, vụ việc dân sự và các vụ việc khác theo quy định của pháp luật.

Trên cơ sở yêu cầu của Tòa án, cơ quan Nhà nước và tổ chức, cá nhân phải có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ cho người dân. Nếu các cơ quan, tổ chức, cá nhân không chấp hành yêu cầu của Tòa án thì sẽ bị xử phạt theo Pháp lệnh số 02/2022/UBTVQH ngày 18/8/2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng.

PV: Xin cảm ơn Chánh án!

Mạnh H ng (Thực hiện)