Nam A Bank gặp gỡ trực tuyến nhà đầu tư, sẵn sàng bứt phá trong những tháng cuối năm 20
Chiều 19/09, Nam A Bank (mã NAB - HOSE) đã tổ chức thành công buổi gặp gỡ trực tuyến với nhà đầu tư quý 3/20 thu hút đông đảo nhà đầu tư, các quỹ, công ty chứng khoán trong và ngoài nước tham gia.
Chương trình gặp gỡ mang đến góc nhìn toàn cảnh về thị trường, đặc biệt ngành ngân hàng. Đồng thời giúp nhà đầu tư nắm bắt tổng quan hoạt động kinh doanh và định hướng chiến lược của Nam A Bank trong giai đoạn sắp tới.
Dịp này, đại diện Nam A Bank đã giải đáp nhiều thông tin quan trọng được nhà đầu tư đặc biệt quan tâm. Đó là những thông tin về kết quả kinh doanh, triển vọng và định hướng tăng trưởng tín dụng của Nam A Bank; chiến lược quản trị rủi ro; chiến lược “Ngân hàng Xanh – Ngân hàng Số"; phát triển mạng lưới Điểm giao dịch tự động 365+ ONEBANK by Nam A Bank; định vị ngân hàng và định hướng phát triển 3 - 5 năm tới…
Nhiều chỉ tiêu tăng trưởng ổn định
NAB đã đạt được nhiều chỉ tiêu tăng trưởng trong hoạt động kinh doanh cốt lõi trong năm 20.
Tính đến tháng 8/20, lợi nhuận trước thuế lũy kế của NAB đạt đạt hơn 75% kế hoạch Hội đồng Quản trị giao trong năm 20. Tỷ lệ ROE tính đến hiện tại đạt mức 21,46%, ROA là 1,65%, cho thấy Ngân hàng không chỉ tăng trưởng về quy mô mà còn đạt hiệu quả sinh lời cao.
Tỷ lệ NIM của NAB tiếp tục được cải thiện lên mức 3,8% (so với 3,6% tại cuối quý 2). Ngân hàng dự kiến NIM từ nay cho tới hết năm 20 sẽ duy trì trong khoảng 3,5 – 3,8% với việc mặt bằng lãi suất tiếp tục duy trì thấp để hỗ trợ cá nhân và doanh nghiệp trong bối cảnh kinh tế còn nhiều khó khăn
Về chi phí hoạt động (CIR) hiện đạt khoảng 38% - mức tương đối tối ưu. Theo đại diện NAB, Ngân hàng định hướng nằm trong nhóm 7 - 10 ngân hàng có mức lương và phúc lợi tốt nhất Việt Nam để thu hút nhân tài cùng với việc mở rộng mạng lưới, chi nhánh và các điểm giao dịch ONEBANK trên toàn quốc. NAB tiếp tục đầu tư mạnh mẽ vào công nghệ để tăng hàm lượng công nghệ vào sản phẩm – dịch vụ. Vì thế, giai đoạn này CIR được đặt mục tiêu ở khoảng 40 - 45% để tạo tiền đề cho ngân hàng tiếp tục tăng trưởng trong giai đoạn các năm tới.
Về quản trị rủi ro, tỷ lệ nợ xấu (NPL) của NAB xoay quanh ở mức cuối quý 2/20. Lãnh đạo Ngân hàng cho biết, NAB định hướng giảm tỷ lệ này về mức 2% và có thể tăng thêm 300 - 500 tỷ đồng trích lập dự phòng để tăng tỷ lệ bao phủ nợ (LLCR) lên mức 55 - 60%.
Danh mục cho vay của NAB đã có sự chuyển dịch chiến lược khi tập trung vào các ngành nghề ưu tiên như nông, lâm nghiệp, thủy sản (chiếm gần 6% tổng danh mục tại cuối quý 2/20) và cho vay chuyển đổi giao thông thông minh.
Về dài hạn, ngân hàng đi theo mô hình chuỗi giá trị các ngành nghề và xác định mở rộng mô hình này với các ngành nghề chiến lược bao gồm nông lâm nghiệp, thủy sản, giáo dục, y tế, nghỉ dưỡng. Ví dụ: với ngành chè, ngân hàng sẽ tham gia xuyên suốt các khâu: từ cây giống, các hộ nông dân đến các doanh nghiệp thu mua, chế biến, bán hàng và xuất khẩu.
Định hướng trở thành ngân hàng “xanh hóa và số hóa” hàng đầu
NAB đã và đang khẳng định vai trò tiên phong của mình trong lĩnh vực số hóa và xanh hóa ngân hàng với việc ra mắt và phát triển mô hình ONEBANK - một hệ sinh thái tài chính số toàn diện và tự động.
Kể từ khi triển khai, ONEBANK tăng trưởng vượt bậc với tốc độ đạt hơn 40% mỗi quý, thu hút hơn 143.000 khách hàng mới tính đến tháng 9/20. Tổng số giao dịch tại ONEBANK đạt gần 1,7 triệu, đóng góp đáng kể vào sự phát triển của NAB trong mảng ngân hàng số.
ONEBANK đã giúp NAB mở rộng mạng lưới khách hàng và huy động vốn hiệu quả. Tổng số vốn huy động từ ONEBANK chiếm gần 10.000 tỷ đồng (chiếm 6% tổng huy động). Với kế hoạch tăng cường mở rộng mạnh mạng lưới, NAB dự kiến sẽ nâng tổng số điểm giao dịch ONEBANK lên 130 điểm vào cuối năm 20, hướng đến việc cung cấp các dịch vụ tài chính số hóa tiện lợi và hiện đại hơn cho khách hàng cá nhân và doanh nghiệp trên khắp cả nước.
Ngoài ra, NAB tiếp tục dẫn đầu trong lĩnh vực tín dụng xanh. Ngân hàng đã triển khai chuỗi giá trị tín dụng xanh với trọng tâm vào các ngành nông nghiệp, thủy sản và năng lượng tái tạo. Ngân hàng đặt mục tiêu đưa tỷ trọng tín dụng xanh lên 20 - 25% (gấp 2 - 3 lần tỷ trọng hiện tại).
Chuỗi giá trị trong ngành thủy sản là ví dụ điển hình cho sự thành công của chiến lược này. Bao gồm các hoạt động từ con giống, nuôi trồng, chế biến, đến xuất khẩu, tất cả đều được thực hiện theo các tiêu chí xanh chuẩn quốc tế. Điều này không chỉ góp phần bảo vệ môi trường mà còn tạo ra những giá trị kinh tế dài hạn cho NAB và khách hàng.
Nâng cao vị thế thị trường, tìm kiếm nhà đầu tư chiến lược
NAB tiếp tục mở rộng và nâng cao vị thế trên thị trường tài chính với mục tiêu thu hút thêm các nhà đầu tư chiến lược quốc tế. Đáng chú ý, room nước ngoài của NAB vẫn còn khá thấp, tạo dư địa cho việc mở rộng các thương vụ bán vốn chiến lược. Điều này không chỉ giúp NAB thu hút thêm vốn để củng cố sức mạnh tài chính mà còn mở rộng mạng lưới hợp tác quốc tế. Từ đó giúp Ngân hàng này nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường toàn cầu.
Với chiến lược “xanh hóa - số hóa” toàn diện, Nam A Bank từng bước mở rộng thị trường ra quốc tế. Ngân hàng không chỉ định hướng tăng trưởng lợi nhuận mà còn tiếp tục khẳng định tiềm năng phát triển bền vững, thu hút các nhà đầu tư chiến lược và gia tăng giá trị cho cổ đông.
Gặp gỡ nhà đầu tư định kỳ là một trong những hoạt động quan trọng nhằm mang đến những thông tin khách quan, đầy đủ cho khách hàng. Dự kiến trong thời gian tới, NAB tiếp tục triển khai nhiều hoạt động thúc đẩy kết nối, cung cấp thông tin nhanh chóng, minh bạch đảm bảo lợi ích cho nhà đầu tư trong và ngoài nước.