Bí thư Bình Định: Gỡ “thẻ vàng” IUU, không chỉ là vấn đề kinh tế, mà liên quan đến danh dự quốc gia, uy tín đất nước
Ngày 27/9, HĐND tỉnh Bình Định khóa XIII, nhiệm kỳ 2021 – 2026 đã tổ chức Kỳ họp lần thứ 18 (Kỳ họp chuyên đề lần thứ 11) để xem xét, quyết định một số nội dung quan trọng theo thẩm quyền. Tham dự kỳ họp, có 49/55 đại biểu HĐND tỉnh.
Chính sách hỗ trợ mua sắm, lắp đặt thiết bị giám sát hành trình trên tàu cá là cần thiết
Tại Kỳ họp này, theo đề nghị của UBND tỉnh Bình Định, HĐND tỉnh đã xem xét, thảo luận, cho ý kiến và quyết định rất nhiều nội dung quan trọng.
Cụ thể: Điều chỉnh, bổ sung kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025; điều chỉnh, bổ sung kế hoạch đầu tư công năm 20; phê duyệt chủ trương đầu tư và điều chỉnh, bổ sung chủ trương đầu tư một số dự án đầu tư công nhóm B.
Cho ý kiến kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026 - 2030; chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác.
Ban hành chính sách hỗ trợ kinh phí mua sắm, lắp đặt trang bị thiết bị giám sát hành trình trên tàu cá của ngư dân Bình Định có chiều dài từ 12m đến dưới m thường xuyên di chuyển ngư trường tại các tỉnh phía Nam, nhằm thực hiện tốt việc chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU).
Phương án phân bổ kinh phí sự nghiệp thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia và điều chỉnh kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh năm 20 và một số nội dung quan trọng khác.
Những nội dung trình kỳ họp lần này đã được UBND tỉnh Bình Định và các cơ quan liên quan chuẩn bị nghiêm túc, đúng trình tự, thủ tục và đã được các ban của HĐND tỉnh thẩm tra, theo quy định.
Đối với chính sách hỗ trợ về kinh phí mua sắm, lắp đặt, trang bị thiết bị giám sát hành trình trên tàu cá có chiều dài từ 12 m đến dưới m hoạt động nghề câu mực, thường xuyên di chuyển ngư trường tại các tỉnh phía Nam, cho ngư dân Bình Định.
Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Bình Định Trần Văn Phúc cho biết, tỉnh Bình Định đã tập trung triển khai thực hiện nghiêm túc công tác chống khai thác IUU trên địa bàn tỉnh.
Tuy nhiên, từ đầu năm 20 đến nay tình hình tàu cá Bình Định vi phạm vùng biển nước ngoài tiếp tục diễn biến phức tạp, tăng hơn so với cùng kỳ năm 2023 (10 tàu vi phạm so với 3 tàu của năm 2023), chủ yếu là nhóm tàu cá có chiều dài lớn nhất dưới m, không quy định phải lắp đặt thiết bị GSHT, hành nghề câu mực (mành mực), hoạt động ở ngư trường các tỉnh phía Nam, hàng năm không về địa phương), đã làm ảnh hưởng rất lớn đến nỗ lực của các cấp, ngành trong việc thực hiện quyết tâm gỡ cảnh báo thẻ vàng của EC.
Nhằm thực hiện có hiệu quả các giải pháp cấp bách khắc phục cảnh báo của EC về chống khai thác IUU, góp phần sớm tháo gỡ thẻ vàng của EC và chuẩn bị nội dung làm việc với Đoàn thanh tra của EC, trong đó tập trung ngăn chặn, tiến tới chấm dứt tình trạng tàu cá vi phạm IUU, UBND tỉnh đã triển khai biện pháp mạnh yêu cầu các tàu cá có chiều dài từ 12m đến dưới m, hoạt động nghề câu mực (mành mực) đang hoạt động khai thác hải sản ở ngư trường các tỉnh phía Nam phải lắp đặt thiết bị GSHT tàu cá.
Đồng thời giảm bớt khó khăn cho ngư dân khi thực hiện lắp đặt thiết bị GSHT theo yêu cầu của tỉnh. Vì vậy, việc ban hành Nghị quyết của HĐND tỉnh Quy định chính sách hỗ trợ về kinh phí mua sắm, lắp đặt thiết bị GSHT trên tàu cá này là cần thiết.
218 tàu cá từ 12m đến dưới m hành nghề câu mực ở các ngư trường phía Nam, mỗi tàu cá chỉ được hỗ trợ một lần cho mỗi thiết bị GSHT lắp đặt trên tàu. Tỉnh sẽ hỗ trợ 50% chi phí mua sắm, lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho một tàu cá nhưng không vượt quá số tiền 10 triệu đồng/thiết bị/tàu.
“Thời gian được hưởng chính sách hỗ trợ đối với các hồ sơ đề nghị hỗ trợ được gửi đến cơ quan chức năng để giải quyết đến hết ngày 31/12/20, kinh phí hỗ trợ từ nguồn ngân sách tỉnh và nguồn kinh phí hợp pháp khác. Chủ tàu cá được hỗ trợ kinh phí lắp đặt thiết bị GSHT phải đáp ứng đầy đủ điều kiện là tàu có chiều dài 12m đến dưới m và có đầy đủ giấy chứng nhận đăng ký tàu cá. Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá và giấy khai thác thủy sản còn hiệu lực theo quy định của pháp luật. Thiết bị GSHT tàu cá phải là thiết bị mới 100%”, ông Phúc nói.
Bình Định phải làm một cách rốt ráo, quyết liệt
Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Lâm Hải Giang, theo quy định của Trung ương, nhóm tàu trong Nghị quyết này không bắt buộc phải lắp đặt thiết bị GSHT. Tuy nhiên, thực tế quản lý thấy rằng việc vi phạm IUU phần lớn là nhóm tàu này. Đây cũng là một giải pháp “tình thế” trong điều kiện hiện nay để tháo gỡ thẻ vàng của EC. Về lâu dài, tỉnh sẽ có những giải pháp căn cơ, quyết liệt hơn nữa để chống khai thác IUU.
Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh Bình Định Hồ Quốc Dũng cho biết, trên thực tế số tiền hỗ trợ này không lớn, 218 tàu cá với hơn 2 tỷ đồng. Thế nhưng, đây là việc rất bức xúc và cần thiết, để Bình Định chung tay gỡ “thẻ vàng” IUU.
Theo ông Hồ Quốc Dũng, ông được Thủ tướng mời dự cuộc họp gần nhất vào tháng 8, Thủ tướng nói 1 câu mà rất đau lòng.
Đất nước chúng ta, từ trước đến nay không có việc gì không làm được, khó khăn mấy cũng làm được, có những việc tưởng không thể nhưng vẫn vượt qua. Riêng việc gỡ “thẻ vàng” IUU thì 7 năm ròng rã, từ Chính phủ, cho đến Ban Bí thư chỉ đạo, các cấp ngành triển khai nhưng đến bây giờ, vẫn nằm trong diện cảnh báo.
Thủ tướng có đặt câu hỏi: “Chẳng lẽ bây giờ đất nước chúng ta bó tay, đầu hàng”? “Đây không phải là vấn đề kinh tế, mà liên quan đến danh dự của quốc gia, uy tín của đất nước, ông Hồ Quốc Dũng cho hay.
Ông Hồ Quốc Dũng yêu cầu, trên tinh thần cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương phải vào cuộc, tất cả những gì để chung tay gỡ “thẻ vàng” IUU, thì Bình Định phải làm một cách rốt ráo, quyết liệt.
Tháng 10 này, EU sẽ cử đoàn kiểm tra thứ 5 sang Việt Nam, 4 đoàn kiểm tra trước đó đều đánh giá chưa đạt, còn vi phạm. Bình Định, Kiên Giang, Cà Mau là 3 nơi vi phạm nhiều nhất, 3 nơi trọng điểm để Thủ tướng chỉ đạo và 3 tỉnh này, phải kiểm điểm trách nhiệm để gửi cho Thủ tướng.
Bí thư Bình Định cho hay, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã giao cho Toà án nhân dân tối cao và Hội đồng thẩm phán đã ra Nghị quyết 04 áp dụng trên phạm vi cả nước, về vấn đề xử lý các hành vi vi phạm hình sự, đối với vi phạm khai thác thuỷ sản.
Đây là việc làm chưa từng có, tức là không dừng lại ở xử lý hành chính nữa, mà nâng lên xử lý hình sự, đối với 08 hành vi vi phạm.
Trong đó, ngư dân xâm phạm lãnh hải đánh bắt trái phép, gỡ thiết bị hành trình gửi cho tàu cá khác, đều bị xử lý hình sự.
“Có Nghị quyết 04 này, cùng với sự quyết liệt từ Trung ương đến địa phương, cả hệ thống chính trị vào cuộc, thì tôi tin chắc chúng ta sẽ gỡ được thẻ vàng EU”, ông Hồ Quốc Dũng nói.