Tin địa phương

Hà Nội kiến nghị Thủ tướng tháo gỡ vướng mắc trong triển khai Dự án Vành đai 4

Hà An 03/10/20 - 22:

UBND thành phố Hà Nội vừa kiến nghị Thủ tướng Chính phủ tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức triển khai và giải ngân vốn ngân sách trung ương Dự án thành phần 3 thuộc Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội.

Nhiều khó khăn, vướng mắc về quy định của pháp luật

Theo Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn, Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội kế hoạch hoàn thành năm 2026 và đưa vào khai thác năm 2027.

Quá trình triển khai đến nay, tiến độ triển khai các Dự án thành phần 1.1 (bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng) và Dự án thành phần 2.1 (xây dựng đường song hành cơ bản đáp ứng yêu cầu). Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất hiện nay là triển khai Dự án thành phần 3 - Đầu tư xây dựng đường cao tốc theo phương thức đối tác công tư (PPP) bảo đảm tiến độ và giải ngân vốn Trung ương năm 20 được bố trí cho dự án là 4.190 tỷ đồng.

vuong-mac-du-an-duong-vanh-dai-4.jpg
Phối cảnh nút giao Đại lộ Thăng Long khi có hạ tầng giao thông đồng bộ.

Tiểu dự án đầu tư công thuộc Dự án thành phần 3 đã được Cục Đường cao tốc Việt Nam thẩm định thiết kế sau thiết kế cơ sở. Hiện UBND thành phố Hà Nội đã giao Sở Kế hoạch và Đầu tư thẩm định hồ sơ mời thầu lựa chọn nhà đầu tư, dự kiến phát hành trong tháng 10/20.

Trong quá trình triển khai, Dự án thành phần 3 còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc về quy định của pháp luật. Mặc dù đã được Chính phủ giao các bộ, ngành có liên quan phối hợp với thành phố Hà Nội để hướng dẫn và giải quyết, nhưng trong thời gian chờ hoàn thiện chính sách pháp luật đối với dự án đầu tư PPP, các khó khăn này ảnh hưởng tới việc triển khai thực hiện Dự án thành phần 3.

Thứ nhất, chưa có sự thống nhất giữa Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Nghị định số 35/2021/NĐ-CP về chủ thể, thời gian lập, trình thẩm định, phê duyệt thiết kế sau thiết kế cơ sở và dự toán.

Thứ hai, cơ chế quản lý tài chính, thanh toán đối với vốn ngân sách nhà nước tại Nghị định số 35/2021/NĐ-CP và Nghị định 99/2021/NĐ-CP quy định chỉ được thanh toán tối đa 50% giá trị dự toán của tiểu dự án sau khi doanh nghiệp dự án hoàn thành công trình của tiểu dự án.

Thứ ba, khi trình Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư, Luật Giao thông đường bộ ngày 13/11/2008 chưa có quy định thu phí đường cao tốc đầu tư theo hình thức đầu tư công.

Trong dự án đầu tư mới chỉ hoạch định vị trí mà chưa có hạng mục trạm dừng nghỉ (do Luật Giao thông đường bộ ngày 13/11/2008 chưa bắt buộc đầu tư đồng thời với dự án đầu tư xây dựng tuyến đường). Tuy nhiên Luật Đường bộ ban hành ngày 27/6/20 (có hiệu lực từ ngày 1/1/2025) đã quy định trạm dừng nghỉ được đầu tư xây dựng cùng với dự án đầu tư PPP (vị trí nằm ngoài phạm vi an toàn hành lang đường bộ).

Theo kế hoạch của thành phố Hà Nội, dự kiến tiến độ triển khai thực hiện Dự án thành phần 3 như sau: Tháng 10/20 phê duyệt phát hành hồ sơ mời thầu; tháng 12/20 tổ chức mở thầu (tối thiểu 60 ngày để nhà đầu tư chuẩn bị hồ sơ dự thầu); tháng 1/2025 hoàn thành việc đánh giá kỹ thuật, đánh giá tài chính thương mại, thẩm định, phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư; tháng 2/2025 nhà đầu tư thành lập doanh nghiệp dự án, đàm phán ký kết hợp đồng BOT.

Tiếp theo đó, sớm nhất tới quý III-2025 mới có đủ cơ sở tạm ứng, thanh toán phần vốn ngân sách nhà nước cho nhà đầu tư. Ngoài ra, nếu trong trường hợp thời gian lựa chọn nhà đầu tư kéo dài do các yếu tố bất khả kháng, như: Không có nhà đầu tư tham gia đấu thầu, cần gia hạn thời gian mời thầu... thì việc giải ngân vốn đầu tư công sẽ khó khăn.

Bên cạnh đó, hiện nay các Dự án thành phần đường song hành (nhóm Dự án thành phần 2) đang được đẩy nhanh tiến độ thi công để bảo đảm hoàn thành vào cuối năm 2025 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Như vậy, khi hệ thống đường song hành dự kiến được hoàn thành trong năm 2025 vẫn chưa thể kết nối thông toàn bộ tuyến do các cầu lớn như cầu Hồng Hà, cầu Mễ Sở (qua sông Hồng), cầu Hoài Thượng (qua sông Đuống) thuộc Tiểu dự án đầu tư công trong Dự án thành phần 3 chưa hoàn thành, làm giảm hiệu quả đầu tư.

Triển khai độc lập Tiểu dự án đầu tư công

Với tình hình triển khai và khó khăn vướng mắc nêu trên, việc triển khai Tiểu dự án đầu tư công (các cầu: Hồng Hà, Mễ Sở, Hoài Thượng và các đoạn tuyến từ trước nút giao Quốc lộ 6 đến hết nút giao cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, đoạn tuyến nối 9,7km trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh) trong Dự án thành phần 3 được triển khai độc lập, không phụ thuộc vào tiến độ, kết quả lựa chọn nhà đầu tư, sẽ giải quyết được các khó khăn, vướng mắc và đẩy nhanh tiến độ thực hiện, giải ngân nguồn vốn ngân sách Nhà nước.

Trong trường hợp lựa chọn được nhà đầu tư thực hiện phần còn lại của Dự án thành phần 3, Nhà nước sẽ sử dụng tài sản công là Tiểu dự án đầu tư công để hỗ trợ nhà đầu tư thực hiện thu phí trên toàn tuyến cao tốc Vành đai 4. Trường hợp chưa lựa chọn được nhà đầu tư, sau khi Tiểu dự án đầu tư công hoàn thành sẽ bảo đảm kết nối thông tuyến toàn bộ hệ thống đường song hành, Nhà nước có thể triển khai thực hiện thu phí đối với đường cao tốc được đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách

Trước tình hình đó, UBND thành phố Hà Nội đề nghị Thủ tướng Chính phủ kiến nghị Quốc hội cho phép thực hiện Tiểu dự án đầu tư công trong Dự án thành phần 3 như một dự án đầu tư công thông thường và được triển khai độc lập, song song và không phụ thuộc vào tiến độ, kết quả lựa chọn nhà đầu tư thực hiện phần còn lại của Dự án thành phần 3. Đồng thời, cho phép UBND thành phố giao cơ quan trực thuộc là chủ đầu tư thực hiện Tiểu dự án đầu tư công theo pháp luật về đầu tư công. Trường hợp có nhà đầu tư tham gia thực hiện Dự án thành phần 3, Nhà nước sẽ sử dụng tài sản công là Tiểu dự án đầu tư công nêu trên hỗ trợ nhà đầu tư để thu phí trên toàn tuyến cao tốc Vành đai 4.

Trường hợp tổng mức đầu tư các dự án thành phần có sự thay đổi so với sơ bộ tổng mức đầu tư của Dự án thành phần được duyệt nhưng không vượt sơ bộ tổng mức đầu tư của toàn bộ dự án đã được quyết định chủ trương đầu tư, đề nghị Thủ tướng Chính phủ kiến nghị Quốc hội cho phép: Với trường hợp tổng mức đầu tư dự án thành phần giảm thì được giữ nguyên phần ngân sách Trung ương hỗ trợ như theo Nghị quyết 56/2022/QH. Trường hợp tăng tổng mức các dự án thành phần, các địa phương sẽ tự cân đối bằng nguồn vốn ngân sách địa phương; giao UBND thành phố Hà Nội là cơ quan đầu mối để rà soát, điều hòa, cân đối, thống nhất với UBND tỉnh Hưng Yên, UBND tỉnh Bắc Ninh về số liệu điều chỉnh tăng, giảm tổng mức đầu tư các dự án thành phần; các địa phương thực hiện thẩm quyền của người quyết định đầu tư phê duyệt điều chỉnh các Dự án thành phần.

H An