Giám đốc Cng an H Nội: Luật chưa chặt chẽ, tạo kẽ hở cho các doanh nghiệp trốn thuế

Chính trị - Ngày đăng : :09, 02/08/2016

Sáng nay (2/8), trong ngy lm việc thứ hai, HĐND TP H Nội bắt đầu phiên chất vấn các thnh viên UBND thnh phố. Trong đ, vấn đề doanh nghiệp nợ thuế, việc xử lý đối tượng nợ thuế đã lm “nng” hội trường.

Nợ thuế, trốn thuế trên địa bàn Hà Nội diễn ra phức tạp

Bắt đầu với câu hỏi của đại biểu Nguyễn Minh Tuân (Tây Hồ) về kết quả kiểm toán nhà nước, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, Cục trưởng Cục Thuế TP Hà Nội Nguyễn Thế Mạnh cho biết, đặc thù của Hà Nội là địa phương có nhiều tập đoàn, doanh nghiệp lớn. Cục thuế Hà Nội ngay từ đầu đã dõi theo thanh, kiểm tra để khi có văn bản đề nghị sẽ kịp thời phối hợp.

Theo thống kê, trong giai đoạn 2010 - 2014, kiến nghị kiểm toán là 5.201 tỷ đồng, số tiền đã thực hiện là 1.593 tỷ đồng. Năm 2013, còn 77 tỷ đồng, năm 2012 còn 31 tỷ đồng. Sự chênh lệch này do trong quá trình thực hiện kiến nghị kiểm toán còn vướng mắc nên đang lấy ý kiến của các cấp, các ngành và sẽ hoàn thiện trong thời gian tới.

Về việc rà soát, hoàn thiện hồ sơ số doanh nghiệp còn nợ thuế và hướng xử lý, ông Nguyễn Thế Mạnh cho biết, thời gian qua, Cục thuế kết hợp với cơ quan công an thường xuyên có sự trao đổi, nắm bắt thông tin để điều tra. Trong năm 20, Cục thuế đã chuyển vụ sang cơ quan công an, đây là những đơn vị chây ì, nợ thuế với số lượng lớn, có hiện tượng bỏ trốn. Đầu năm 2016, có 2 công ty nợ đến 31 tỉ, cũng có dấu hiệu bỏ trốn. Trước sự chây ì của các doanh nghiệp, Cục thuế và cơ quan công an thường xuyên trao đổi thông tin. Giám đốc Công an thành phố cũng đã giao cho các quận, huyện để điều tra, xử lý từng vụ việc cụ thể.

Trả lời câu hỏi về kế hoạch thanh tra thuế, Cục trưởng Cục thuế TP Hà Nội cho biết, kết quả thanh tra kiểm tra 6 tháng đầu năm 2016 đạt 37% số cuộc thanh tra theo kế hoạch. Tuy nhiên, so với cùng kỳ năm ngoái, tăng hơn 60%. Lý do số cuộc thanh tra 6 tháng đầu năm đạt thấp, theo ông Mạnh là do đặc thù quý I tập trung vào việc quyết toán thuế nên đầu tháng 4 mới bắt đầu công tác thanh tra, kiểm tra.

Giám đốc Công an Hà Nội: Luật chưa chặt chẽ, tạo kẽ hở cho các doanh nghiệp trốn thuế

Giám đốc Công an TP Hà Nội Đoàn Duy Khương phát biểu tại phiên chất vấn

Liên quan vấn đề này, đại biểu Phạm Thanh Mai (Đông Anh) tái chất vấn: Tại phiên họp cuối năm 20, đồng chí Nguyễn Đức Chung - khi đó là Giám đốc Công an TP Hà Nội - khẳng định việc các doanh nghiệp bỏ khỏi địa chỉ kinh doanh và trốn thuế gây ra những ảnh hưởng rất lớn. Các đồng chí đã khẳng định sẽ sớm điều tra nhưng qua giám sát thấy không có chuyển biến. 17 trường hợp phát sinh vẫn đang trong quá trình rà soát. Xin hỏi đồng chí Giám đốc Công an TP Hà Nội Đoàn Duy Khương, với quy trình phối hợp với ngành thuế, bao giờ việc xác minh sẽ kết thúc?.

Về vấn đề này, Thiếu tướng Đoàn Duy Khương, Giám đốc Công an TP Hà Nội cho biết  khi ông tiếp nhận công việc tại Công an thành phố, được báo cáo tình hình nợ thuế, trốn thuế trên địa bàn thành phố diễn ra rất phức tạp. Nguyên nhân rất quan trọng chính là hệ thống luật chưa chặt chẽ, tạo kẽ hở để cho các doanh nghiệp coi đây là cơ hội trốn thuế.

Bộ luật Hình sự năm 20, có mức xử phạt rất cao nhưng vẫn đang chờ có hiệu lực thì mới tạo điều kiện cho cơ quan quản lý, cơ quan tư pháp, điều tra vào cuộc để xử lý nghiêm các trường hợp trốn thuế. Đây là nguồn thu phục vụ cho hoạt động của bộ máy, trong khi đó 1 số đơn vị chức năng, khâu quản lý của chúng ta chưa thật sự kịp thời. Tội phạm trốn thuế, chúng tôi đều phải trông chờ vào cơ quan quản lý thuế, phải có quy trình kiểm tra xác minh, thật sự chu đáo, giám định thiệt hại. Khi chuyển sang vấn đến giám định mức độ thiệt hại đáng xử lý hình sự hay chưa thì chúng tôi cũng gặp phải rất nhiều khó khăn kinh phí, thời gian cho việc giám định...

Tuy vậy cũng theo Giám đốc Công an Hà Nội, trong 6 tháng đầu năm, Công an Thành phố đã chuyển sang VKSND thành phố đề nghị truy tố 2 vụ trốn thuế. Đây là sự cố gắng của lực lượng Công an thành phố, có sự hỗ trợ chặt chẽ của cơ quan thuế thành phố, sự chỉ đạo chặt chẽ của Thành uỷ, HĐND và UBND thành phố và sự giúp đỡ của nhân dân Thủ đô.

Thông tin thêm vấn đề chây ì đóng thuế, Phó Tổng Cục trưởng Cục thuế Nguyễn Thế Mạnh cũng cho biết thêm: Hiện nay, Cục thuế mới phối hợp với cơ quan Công an để xác minh, điều tra và mới chỉ có 2 đơn vị sang đầu năm sau cục thuế mới xác minh lại vì đang trong quá trình điều tra.

Quyết liệt hơn để các đơn vị nghiêm chỉnh chấp hành thuế 

Tại phiên chất vấn, Chủ tịch HĐND TP Hà Nội Nguyễn Thị Bích Ngọc cho biết, nợ thuế, phí, các khoản liên quan đến đất trên điạ bàn lớn, khoảng 23.000 tỷ. Số nợ này chiếm 13% trong dự toán thu ngân sách 2016. Chính vì vậy, các đại biểu và người dân rất quan tâm. Qua ý kiến của các đại biểu, Chủ tọa kỳ họp ghi nhận UBND đã nghiêm túc chỉ đạo và đạt được kết quả cụ thể, công khai các doanh nghiệp còn nợ thuế - phí, đồng thời tăng cường kiểm tra so với cùng kỳ. Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền và đối thoại cũng được tổ chức tốt và chủ động.

Một điểm mới đáng ghi nhận là tăng cường áp dụng CNTT vào thu thuế, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp. Số nợ thuế đã giảm 9% so với trước giám sát. Tuy nhiên, hiện nay Hà Nội vẫn là đơn vị đứng đầu về nợ phí và đất, số đơn vị trốn khỏi địa chỉ kinh doanh vẫn còn và diễn biến phức tạp.

Phát biểu kết thúc chất vấn, Chủ tịch HĐND thành phố Nguyễn Thị Bích Ngọc quán triệt 5 nội dung sau:

Thứ nhất, UBND có giải pháp tháo gỡ khó khăn và nuôi dưỡng nguồn thu.

Thứ hai, các khoản nợ cần được phân lọai để có giải pháp thích hợp, đồng thời rà soát nợ để có biện pháp cụ thể.

Thứ ba, giao chỉ tiêu thu hồi nợ cho các địa phương để thực hiện thu nợ thuế hiệu quả hơn.

Thứ tư, tăng cường quyết liệt hơn để các đơn vị nghiêm chỉnh chấp hành thuế, đề nghị ngành thuế phối hợp với công an để xử lý các đơn vị vi phạm.

Thứ năm, đề nghị chấp hành kết luận của kiểm toán, tự phân tích các loại thuế của mình và xin ý kiến Trung ương để xử lý theo đặc thù của Hà Nội.

Xuân Lan