Văn hóa- Thể thao

Chương trình "Ký ức Hà Nội - 70 năm" tại không gian bích họa phố Phùng Hưng

Dương Dũng 07/10/20 - 06:36

Những ngày này, khoảnh khắc lịch sử của Ngày tiếp quản Thủ đô đã được tái hiện tại không gian bích họa phố Phùng Hưng (Hà Nội) nhân dịp Kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/20).

Theo đó, trong chuỗi sự kiện kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô Hà Nội (10/10/1954 - 10/10/20), tại không gian bích họa Phùng Hưng (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), đang diễn ra chương trình trưng bày "Ký ức Hà Nội - 70 năm" với các mô hình khu phố cổ xưa, các cổng chào, cờ hoa, băng rôn, khẩu hiệu tái hiện lại không khí tưng bừng chào mừng đoàn quân chiến thắng trở về Thủ đô 70 năm trước, thu hút đông đảo người dân Thủ đô và du khách tới tham quan.

.png
Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/20), Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội tổ chức trưng bày “Ký ức Hà Nội - 70 năm” nhằm tái hiện không gian Hà Nội xưa trong khu phố cổ Hà Nội giai đoạn toàn quốc kháng chiến của quân và dân Hà Nội tới ngày tiếp quản Thủ đô (1947 - 1954).
28.png
Không gian bích họa Phùng Hưng thay áo, ngập tràn sắc màu rực rỡ của lá cờ Tổ quốc cùng nhiều lồng đèn trang trí lấp lánh.

Chương trình "Ký ức Hà Nội - 70 năm" tái hiện lại bức tranh Hà Nội từ năm 1947 đến năm 1954, lan tỏa thông điệp về tình yêu nước, ý chí kiên cường của dân tộc Việt Nam, đặc biệt là sự góp sức của quân và dân Hà Nội trong cuộc trường kỳ kháng chiến.

Chia sẻ về không khí tại chương trình, cô Nguyễn Thị Dung (quận Đống Đa, Hà Nội) cho biết, khi đến với phố bích họa Phùng Hưng trong dịp này cảm thấy rất xúc động và phấn khởi, vui mừng. Được hưởng ứng chào mừng lễ kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô là những kỷ niệm không thể nào dễ có được.

Chương trình đã tái hiện chân thực không gian Hà Nội xưa trong khu phố cổ Hà Nội thời kỳ Toàn quốc kháng chiến, từ những ngày tháng chiến đấu đến ngày tiếp quản Thủ đô. Thông qua các không gian trang trí, sắp đặt sáng tạo, chương trình sẽ đưa người dân và du khách trở về với một trong những giai đoạn lịch sử hào hùng nhất của dân tộc.

Không khí trên phố Phùng Hưng.
1.png
Niềm vui trên khuôn mặt mọi lứa tuổi.
3.png
Sắc đỏ ngập tràn khắp phố.
4.png
Niềm vui của trẻ thơ.
5.png
Các em nhỏ được bố mẹ đưa đến phố Phùng Hưng để tham quan, hòa mình vào các hoạt động thú vị
6.png
Những quầy thủ công làm đồ lưu niệm thu hút trẻ em.
7.png
Ông đồ cho chữ trên phố bích họa
8.png
Dọc tuyến phố, những bối cảnh lịch sử được tái hiện một cách sống động và trở thành điểm check-in lý tưởng của nhiều thanh niên, trẻ em. "Với không gian tái hiện lịch sử đầy sống động như này sẽ giúp các em học sinh được nhìn thấy, tiếp thu những tư liệu lịch sử một cách chủ động, mới mẻ và thú vị hơn” - chị Ngọc Mai (quận Thanh Xuân, Hà Nội) chia sẻ.
10.png
Các bạn nhỏ được chụp ảnh cùng Quốc kỳ tại từng góc phố Phùng Hưng.
11.png
Có khá đông du khách và bạn trẻ tham quan trưng bày và trải nghiệm.
12.png
Những ký ức về một Hà Nội rộn ràng, tưng bừng vào ngày đón đoàn quân chiến thắng giữa mùa thu 70 năm trước vẫn sống động trong tâm trí của các chứng nhân lịch sử từng tham gia sự kiện lớn 10/10/1954. Sự kiện này còn là dịp để thế hệ trẻ hôm nay hiểu thêm và biết ơn những cống hiến của ông cha.
14.png
17.png
Chương trình giúp tuyên truyền và giáo dục lòng yêu nước đến thế hệ trẻ. Qua đó, mỗi người sẽ có những hành động thiết thực và ý nghĩa, góp phần xây dựng Thủ đô Hà Nội ngày càng văn minh
19.png
20.png
25.png
Tấm pano với nội dung tuyên truyền về những ngày quân dân Hà Nội "quyết tử để Tổ quốc quyết sinh"
26.png
Đồ chơi truyền thống tại một gian hàng nhận được sự quan tâm của du khách.
27.png
Ban tổ chức cũng đã phối hợp với nhiều họa sĩ, nhà nghiên cứu thực hiện trang trí, sắp đặt mô hình khu phố cổ xưa. Các cửa hàng nghề truyền thống ở phố cổ Hà Nội được tái hiện mái ngói rêu phong, đong đầy nỗi nhớ và hoài niệm.
img_5911.jpg
Ngày 10/10/1954 đánh dấu một cột mốc quan trọng trong lịch sử phát triển của Thủ đô và cả nước. Đây là một bước ngoặt lớn, bước sang một chương mới trong hành trình ngàn năm văn hiến của Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội.

Dương Dũng