Văn hóa - Du lịch

Ngắm Điện Kiến Trung đẹp lộng lẫy giữa lòng Cố đô Huế

Ngọc Minh 11/10/20 - 09:43

Sau 5 năm trùng tu, đến nay Điện Kiến Trung đã chính thức mở cửa đón khách và trở thành một điểm tham quan hấp dẫn nhất định phải đến khi dừng chân tại Cố đô Huế. Đến nơi đây, du khách sẽ không thể rời mắt bởi vẻ đẹp vừa lộng lẫy vừa tráng lệ và đẹp nguy nga giữa lòng cố đô Huế.

Điện Kiến Trung không chỉ là công trình kiến trúc lớn và có ý nghĩa quan trọng trong Đại nội Huế mà nơi đây còn gắn liền với nhiều dấu ấn lịch sử của đất nước. Đây chính là nơi làm việc và sinh hoạt của hai vị vua cuối cùng của triều Nguyễn là vua Khải Định và vua Bảo Đại.

z5137313983599_76191ce50f1dfa23e99c3f4426081b16.jpg
Diện mạo điện Kiến Trung sau gần 5 năm tu bổ, phục hồi và tôn tạo

Định Kiến Trung là một trong những công trình kiến trúc rất quan trọng trong hệ thống các công trình kiến trúc của nhà Nguyễn đầu thế kỷ XX. Tên gọi Kiến Trung cũng mang ý nghĩa rất đặc biệt, chữ Kiến tức là dựng lên, tạo dựng, chữ Trung có hàm ý ngay thẳng.

Trước đây, tại vị trí của Điện Kiến Trung vua Minh Mạng đã cho xây dựng lầu Minh Viễn với 3 tầng, được mệnh danh là “Thần Kinh nhị thập cảnh”. Đến năm 1876, do bị xuống cấp nặng nề, vua Tự Đức đã cho triệt giải công trình. Năm 1913 nhà vua Duy Tân lại tiếp tục cho xây dựng một công trình kiến trúc theo phong cách mới hoàn toàn, được gọi tên là lầu Du Cửu.

z5137313983578_a8dd4ed751b18e87e0aecca591fccfe8.jpg
Điện Kiến Trung là công trình có kiến trúc độc đáo trong Hoàng cung triều Nguyễn, mang phong cách kiến trúc Pháp, Italy và cổ truyền của Việt Nam

Điện Kiến Trung được chính thức xây dựng từ năm 1921 đến năm 1923 dưới thời Khải Định. Đây là một trong năm công trình lớn thuộc trục dũng đạo xuyên qua trung tâm của Tử Cấm Thành Huế, cùng với các công trình khác như điện Thái Hòa, điện Cần Chánh, điện Càn Thành, cung Khôn Thái.

Trong giai đoạn đầu xây dựng thì Điện Kiến Trung được thiết kế theo phong cách tân cổ điển với quy mô rất lớn, phong cách mang những nét đặc trưng của thời Khải Định với những đường nét hết sức cầu kỳ, tỉ mỉ nổi bật nhất chính là lối trang trí bằng cách đắp các mảnh sành sứ trên nền vôi vữa.

z5137313996570_ef5b8c9b3411d77a5eb0a78e94788055.jpg
z5137313996603_adbad883765a550865a86647e59427.jpg
Những kiến trúc bên ngoài đặc sắc của Điện Kiến Trung

Đến thời vua Bảo Đại, điện được tu sửa và tân trang các tiện nghi theo thể cách Tây phương và là nơi ở của cả gia đình vua Bảo Đại.

Đến thời vua Bảo Đại thì Điện Kiến Trung được tu sửa và tân trang các tiện nghi theo thể cách Tây phương và là nơi ở của cả gia đình vua Bảo Đại. Sau cách mạng tháng Tám, đây là nơi được vua Bảo Đại dùng để tiếp các phái đoàn chính phủ lâm thời, họp bàn việc thoái vị hay trao quyền điều hành đất nước cho Chính phủ Cách mạng lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Theo dòng chảy đầy biến cố của lịch sử Việt Nam giai đoạn sau 1945, tòa điện này cùng nhiều công trình kiến trúc quan trọng trong Đại nội Huế đã bị phá hủy gần như hoàn toàn. Điện Kiến Trung chỉ còn tàn tích là phần nền móng phía dưới.

z5137316068847_26ff8ffd41f8908e63c46f7a9cec787c.jpg
z5137316026111_bae1926783f03b2b8d99f53095f3f6a2.jpg
Những hoa văn của điện Kiến Trung được trang trí những mảnh gốm sứ nhiều màu sắc

Từ năm 2013, Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế đã khởi động dự án phục hồi điện Kiến Trung, với sự hợp tác của nhiều nhà nghiên cứu về lịch sử, văn hóa và mỹ thuật Huế và sự tham gia của Phân viện Khoa học công nghệ xây dựng miền Trung.

Tuy nhiên, do đã có một số phản biện về việc phục dựng sai lệch với bản gốc. Nên đến đầu năm 2019, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế và các cơ quan chuyên môn mới khởi công dự án tu bổ, tôn tạo và phục hồi di tích điện Kiến Trung.

Dự án tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích điện Kiến Trung, Đại nội Huế có tổng mức đầu tư hơn 123 tỷ đồng. Công trình được thực hiện trên diện tích hơn 3,800m2. Các đơn vị thi công đã giữ nguyên cấu trúc nền móng hiện còn, hạn chế can thiệp yếu tố gốc của di tích.

z5140920973829_eedba341ab139b4969d36016be76f699.jpg
z5140920984873_e4a4f4be5a90dc635a41b0f4630b76a5.jpg
Không gian nội thất bên trong cung điện

Dự án gồm các hạng mục như: Tu bổ phục hồi tòa nhà chính điện Kiến Trung gồm 2 tầng, cao khoảng 14m, diện tích xây dựng khoảng 975m2; gia cố, phục hồi hệ thống tường bao, hệ thống lan can, sân khuôn viên trước và sau, các bậc cấp...

Ngoài ra, dự án còn tu bổ các công trình nhỏ xung quanh như: Đôn gạch, đài phun nước, súng thần công, nhà canh, hệ thống cây xanh, bảo tồn nền móng Đông Cung lâu, Ngự Thư phòng, Võ Hộ Giá phòng và Ngự Phê phòng...

Sau 5 năm phục hồi và tôn tạo, di tích điện Kiến Trung đã hoàn thiện và chính thức đưa vào khai thác, giới thiệu đến nhân dân và du khách nhân dịp Tết Giáp Thìn năm 20.

z51409209882_e6278e8dc7eea0ccde3bb21108c4d33f.jpg
z5140920974378_133311f4857e5b06c7f1cce330f3351f.jpg

Theo các chuyên gia, bên cạnh những giá trị lịch sử, điện Kiến Trung còn mang những giá trị to lớn về kiến trúc và mĩ thuật vì nó có đầy đủ những đặc điểm của một công trình phong cách Đông Dương, đặc biệt là nghệ thuật khảm sành sứ đặc trưng tạo nên diện mạo tiêu biểu cho kiến trúc cung đình triều Nguyễn.

Với những giá trị kiến trúc, lịch sử độc đáo, kể từ khi mở cửa cho khách tham quan nay, điện Kiến Trung đã thu hút hàng vạn người dân, du khách trong và ngoài nước đến tham quan, trải nghiệm không gian văn hóa hoàng gia nhà Nguyễn. Trong thời gian tới, bên cạnh các không gian trưng bày cổ vật cung đình trong nội cung, đây còn là điểm tổ chức nhiều sự kiện văn hóa hấp dẫn, độc đáo để phục vụ nhu cầu của khách tham quan.

Theo ông Hoàng Việt Trung, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, việc phục hồi di tích này có ý nghĩa lớn trong công tác phục hồi các giá trị kiến trúc cung đình, làm cơ sở để phục hồi, tu bổ nhiều công trình di tích quan trọng khác trong tương lai.

Ngọc Minh