Tư vấn pháp luật

Mượn tiền có xác nhận bằng file ghi âm thì có được Tòa công nhận không?

Minh Đức 13/10/20 - 09:33

Tài liệu nghe được, nhìn được được coi là chứng cứ, nếu được xuất trình kèm theo văn bản trình bày của người có tài liệu đó về xuất xứ của tài liệu khi họ tự thu âm, thu hình...

Anh Hoàng Sơn (49 tuổi, ngụ Gò Vấp, TP.HCM) hỏi:

“Tôi cho bạn mượn tôi số tiền khá lớn, do tin tưởng nên tôi không làm giấy vay nợ hay hợp đồng công chứng. Tuy nhiên, tôi có ghi âm lại việc bạn thừa nhận mượn tiền của tôi.

6-file-ghi-am.jpg
Ảnh minh hoạ.

Xin hỏi bản ghi âm đó có phải là bằng chứng không? Tôi kiện ra tòa đòi tiền thì có thể dùng bản ghi âm này dùng làm bằng chứng được không?”.

Luật Phan Thành Vũ Luân (Đoàn Luật sư TP.HCM) tư vấn:

Theo Bộ luật Tố tụng dân sự 20 quy định, đương sự có yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình phải thu thập, cung cấp, giao nộp cho Tòa án tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu đó là có căn cứ và hợp pháp, trừ các trường hợp được pháp luật quy định khác.

Đồng thời tại Điều 95 Bộ luật TTDS 20 về xác định chứng cứ thì:

1. Tài liệu đọc được nội dung được coi là chứng cứ nếu là bản chính hoặc bản sao có công chứng, chứng thực hợp pháp hoặc do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cung cấp, xác nhận.

2. Tài liệu nghe được, nhìn được được coi là chứng cứ nếu được xuất trình kèm theo văn bản trình bày của người có tài liệu đó về xuất xứ của tài liệu nếu họ tự thu âm, thu hình hoặc văn bản có xác nhận của người đã cung cấp cho người xuất trình về xuất xứ của tài liệu đó hoặc văn bản về sự việc liên quan tới việc thu âm, thu hình đó…”.

Và khoản cuối cùng là:

11. Các nguồn khác mà pháp luật có quy định được xác định là chứng cứ theo điều kiện, thủ tục mà pháp luật quy định.

Như vậy, tài liệu ghi âm, ghi hình được coi là chứng cứ nếu đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 95 của Bộ luật này.

Để cho chắc chắn, trước khi giao nộp cho Tòa án tài liệu ghi âm, ghi hình, người khởi kiện có thể yêu cầu thừa phát lại lập vi bằng.

Lưu ý khi giao nộp tài liệu, chứng cứ cho Tòa án phải được lập biên bản. Trong biên bản phải ghi rõ tên gọi, hình thức, nội dung, đặc điểm của tài liệu, chứng cứ; số bản, số trang của chứng cứ và thời gian nhận; chữ ký hoặc điểm chỉ của người giao nộp, chữ ký của người nhận và dấu của Tòa án.

Biên bản phải lập thành hai bản, một bản lưu vào hồ sơ vụ việc dân sự và một bản giao cho đương sự nộp chứng cứ.

Trường hợp đương sự (người khởi kiện, người bị kiện, người liên quan) nghi ngờ tính chính xác thì có quyền yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định, hoặc tự mình yêu cầu giám định sau khi đã đề nghị Tòa án trưng cầu giám định nhưng Tòa án từ chối.

Quyền tự yêu cầu giám định được thực hiện trước khi Tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục sơ thẩm, hay quyết định mở phiên họp giải quyết vụ việc theo đơn khởi kiện.

Minh Đức