Quan điểm của Việt Nam về việc Trung Quốc kêu gọi "chiến tranh trên biển"

Chính trị - Ngày đăng : 18:01, 04/08/2016

Chiều 4/8 Bộ Ngoại giao đã tổ chức cuộc họp báo thường kỳ, Người Phát ngn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình đã trả lời một số vấn đề phng viên quan tâm, trong đ, c quan điểm của Việt Nam về việc Trung Quốc kêu gọi chiến tranh trên biển.

Quan điểm của Việt Nam về việc Trung Quốc kêu gọi

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình

Trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước thông tin Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn mới đây đã kêu gọi quân đội, cảnh sát và nhân dân chuẩn bị cho "chiến tranh nhân dân trên biển", ông Lê Hải Bình cho biết:

Hòa bình và ổn định ở Biển Đông là lợi ích và nguyện vọng của các nước trong và ngoài khu vực. Các tranh chấp ở Biển Đông cần phải được giải quyết một cách hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực.

"Tôi cho rằng các quan chức của các nước cần phát biểu và hành động một cách phù hợp với các tuyên bố chính thức cũng như nghĩa vụ của quốc gia mình là tôn trọng luật pháp quốc tế, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực; đóng góp tích cực vào hòa bình, ổn định ở khu vực cũng như trên thế giới", ông Lê Hải Bình nhấn mạnh.

Liên quan vấn đề này, trước đó theo Tân Hoa xã, trong một buổi thanh tra công tác quốc phòng tại khu vực bờ biển tỉnh Triết Giang, miền Đông Trung Quốc, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn đã kêu gọi cần công nhận tính nghiêm trọng của tình hình an ninh quốc gia, đặc biệt là mối đe dọa từ biển. Ông Thường Vạn Toàn cũng lớn tiếng kêu gọi chuẩn bị nghiêm túc cho "chiến tranh nhân dân trên biển" nhằm bảo vệ chủ quyền.

Về việc Trung Quốc xây dựng nghĩa trang ở quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, việc Cục Hải dương Trung Quốc mở trang web về biển Đông gọi quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam là Tây Sa và Nam Sa của Trung Quốc. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao nói: "Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và chứng cứ lịch sử để khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa... Những việc làm này không thể làm thay đổi thực tế Việt Nam có chủ quyền không thể tranh cãi với hai quần đảo".

Trả lời câu hỏi của phóng viên về nhận định và hành động của Việt Nam trước việc hacker được cho là của Trung Quốc tấn công hệ thống thông tin, mạng ở sân bay, để lại thông điệp liên quan đến chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa, người phát ngôn Lê Hải Bình nêu rõ:

"Cần phải khẳng định, mọi hành động tấn công mạng cần phải được lên án và trừng trị. Các cơ quan chức năng của Việt Nam đã kịp thời triển khai biện pháp cần thiết để đảm bảo an ninh, an toàn tại sân bay, đồng thời, cơ quan an ninh mạng đã vào cuộc để điều tra vụ việc".

Ông Lê Hải Bình cho biết, chủ trương của Việt Nam, cụ thể là các cơ quan chức năng bao gồm Bộ Ngoại giao, là mong muốn hợp tác chặt chẽ với cộng đồng quốc tế trong việc đấu tranh và phòng ngừa các vụ việc tấn công mạng tương tự vụ việc vừa qua.

Một vấn đề khác là việc lập Tổng Lãnh sự quán Trung Quốc tại Đà Nẵng đang được dư luận quan tâm. Ông Lê Hải Bình cho hay, việc Trung Quốc mở tổng lãnh sự quán nhằm tăng cường hợp tác kinh tế thương mại cũng như giao lưu hữu nghị giữa các địa phương của Trung Quốc với Đà Nẵng nói riêng và các địa phương của Việt Nam tại miền Trung nói chung; đồng thời kịp thời phối hợp với các cơ quan chức năng Việt Nam giải quyết các vấn đề liên quan đến công tác lãnh sự. Hiện một số nước cũng đã có tổng lãnh sự quán tại Đà Nẵng.

Trước thông tin TANDTC Trung Quốc ban hành xử lý hình sự đối với ngư dân đánh bắt cá trong khu vực được cho là của Trung Quốc, người phát ngôn Lê Hải Bình cho biết đang tìm hiểu thông tin chính thức, tuy nhiên việc đối xử với ngư dân hoạt động trên Biển Đông phải phù hợp với luật pháp quốc tế, các thỏa thuận trong khu vực đã được các bên thông qua, tôn trọng chủ quyền và lợi ích chung của các nước trên Biển Đông.

PV