Đà Nẵng: Triển khai các phương án xử lý ngập úng khi có mưa lớn kéo dài
Dự báo do ảnh hưởng của bão số 6, tại Đà Nẵng sẽ có mưa to, mưa rất to. Để chủ động phòng ngừa và sẵn sàng ứng phó có hiệu quả trong công tác phòng, chống và hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra, Sở Giao thông vận tải (Sở GTVT) đề nghị các đơn vị trực thuộc Sở và các đơn vị quản lý đường khẩn trương triển khai đồng loạt các nhiệm vụ.
Trong đó, Sở GTVT yêu cầu các chủ đầu tư, nhà đầu tư các dự án xây dựng công trình giao thông thường xuyên trực, kiểm tra các công trình do đơn vị đang triển khai thi công, thực hiện tốt công tác bảo đảm giao thông; rào chắn cảnh báo, chốt gác các vị trí xung yếu như: cầu, cống, khu vực ven sông, suối, đào sâu, đắp cao, gần các khu dân cư, khu vực miền núi… để cảnh báo xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh.
Khơi thông hệ thống thoát nước dọc, ngang trên tuyến; đồng thời có phương án xử lý ngập úng công trình khi có mưa lớn kéo dài.
Có giải pháp gia cố tạm để bảo vệ các hạng mục, phần việc có nguy cơ ngã, đổ mất an toàn do ảnh hưởng của mưa, bão; có phương án bảo đảm an toàn công trình. Kiểm tra, kịp thời di dời các vật tư, thiết bị thi công, các hạng mục công trình phụ trợ, nhà xưởng, lán trại đến nơi an toàn, tránh phạm vi ảnh hưởng của dòng chảy, sụt trượt khi có nguy cơ.
Phối hợp với UBND các quận, huyện triển khai các biện pháp phòng, chống ngập úng do mưa lớn cho các khu dân cư do công trình đang thi công dở dang; chỉ đạo nhà thầu thi công chuẩn bị sẵn sàng các thiết bị thi công để kịp thời xử lý các tình huống phức tạp, cần hỗ trợ cứu hộ, cứu nạn nếu có xảy ra.
Đối với các phòng, đơn vị trực thuộc và các đơn vị quản lý đường căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao chủ động theo dõi diễn biến thời tiết để triển khai thực hiện có hiệu quả công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai theo Phương án số 3810/PA-SGTVT ngày -7-20 về Phương án phòng, chống và khắc phục hậu quả ứng với các kịch bản thiên tai của ngành GTVT TP. Đà Nẵng năm 20, trong đó tập trung khẩn trương triển khai các nhiệm vụ.
Cụ thể: Công ty Cổ phần Cầu đường Đà Nẵng, Công ty TNHH xây dựng thương mại và dịch vụ Linh Sương thường xuyên theo dõi tình hình mưa bão, sạt lở đất đá, ngập úng gây ách tắc giao thông trên các tuyến đường thuộc phạm vi quản lý, cập nhật, báo cáo tình hình lên nhóm zalo Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn Sở GTVT.
Rà soát các tuyến đường có nguy cơ sạt lở đất, đá để chủ động triển khai ngay các giải pháp an toàn và cảnh báo tại những khu vực nguy hiểm; sẵn sàng phương tiện, lực lượng tham gia khắc phục, điều tiết giao thông tại các khu vực xảy ra ngập úng, sạt lở đất đá…
Thường xuyên kiểm tra, xử lý các đoạn đường, cầu ở khu vực xung yếu để nhằm bảo đảm giao thông thông suốt khi có sự cố thiên tai; chuẩn bị đầy đủ vật tư dự phòng, chủ động bố trí lực lượng, phương tiện (bao gồm dự phòng nhiên liệu) để tham gia kịp thời công tác phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, bảo đảm giao thông trong thời gian nhanh nhất.
Chủ trì, phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan kịp thời khắc phục hậu quả thiên tai, xử lý ùn tắc, bảo đảm giao thông trên các đoạn quốc lộ và các tuyến đường trên địa bàn thành phố thuộc quản lý của các đơn vị; tổ chức hướng dẫn người và phương tiện qua lại tại các khu vực giao thông bị ngập nước để bảo đảm an toàn.
Công ty Cổ phần Cầu đường có giải pháp chống ngập, bảo đảm an toàn giao thông tại các hầm chui thuộc quản lý của đơn vị; đồng thời tăng cường công tác tuần tra, kiểm tra đường thủy nội địa, kịp thời xử lý hoặc đề xuất xử lý đối với hệ thống báo hiệu đường thủy nội địa nhằm hạn chế thiệt hại do mưa bão gây ra; phối hợp với. Cảng vụ Đường thủy nội địa trong công tác di dời tàu thuyền về nơi neo đậu an toàn.
Thanh tra Sở GTVT phối hợp với các lực lượng chức năng Công an thành phố triển khai thực hiện phân luồng, hướng dẫn, bảo đảm giao thông tại các vị trí nguy hiểm, ngập úng và ách tắc giao thông.
Trung tâm Quản lý Hạ tầng giao thông thành phố Đà Nẵng chỉ đạo các đơn vị thi công triển khai các phương án đối phó với mọi diễn biến của mưa bão; tổ chức phòng, chống cho các công trình đang thi công, có biện pháp bảo vệ thiết bị thi công, phương tiện vận tải, phòng chống ngập úng khu vực thi công, bảo đảm an toàn cho công trình.
Theo dõi tình hình mưa bão, khẩn trương kiểm tra, phối hợp với các đơn vị quản lý đường thực hiện rào chắn, cảnh báo, bảo đảm an toàn giao thông tại các vị trí nguy hiểm, sạt lở đất đá trên các tuyến đường giao thông thuộc phạm vi quản lý do mưa, bão gây ra; cập nhật tình hình hư hỏng, sạt lở, ngập úng… làm ảnh hưởng đến hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông và kịp thời triển khai các biện pháp khắc phục, bảo đảm an toàn giao thông.
Trung tâm Điều hành đèn tín hiệu giao thông và vận tải công cộng chuẩn bị phương án sẵn sàng ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai, bảo đảm hoạt động của hệ thống đèn tín hiệu và hệ thống camera giao thông.
Theo dõi, triển khai liên quan đến công tác phòng chống mưa, bão của hệ thống xe buýt; có kế hoạch huy động người và phương tiện sẵn sàng phục vụ kịp thời công tác ứng cứu, sơ tán nhân dân tại vùng thiên tai, điều động người và phương tiện vận tải công cộng phục vụ công tác ứng cứu, sơ tán khi có lệnh của cấp trên.
Cảng vụ Đường thủy nội địa chủ động theo dõi tình tình thời tiết / giờ, kiểm tra điều kiện an toàn, việc thực hiện quy định neo đậu cho phương tiện trong vùng nước cảng, bến thủy nội địa và kịp thời yêu cầu, hướng dẫn phương tiện về nơi neo đậu tàu thuyền an toàn khi có diễn biến mưa, bão, thời tiết xấu.
Phòng Quản lý Chất lượng công trình giao thông kiểm tra, đôn đốc, yêu cầu các ban quản lý dự án rà soát, chỉ đạo các đơn vị thi công triển khai các phương án ứng phó, tổ chức khơi thông dòng chảy, phòng chống sạt lở, bảo vệ thiết bị thi công, phương tiện, ứng phó với mưa bão; đặc biệt là các dự án Cải tạo, nâng cấp quốc lộ 14B, đường ĐT.601, đường vành đai phía tây, đường vành đai phía tây 2, đường ĐH.2, theo dõi xử lý thoát nước hầm công trình Cải tạo cụm nút giao thông phía tây cầu Trần Thị Lý.
Phòng Quản lý Vận tải, Phương tiện và Người lái, quản lý chặt chẽ hoạt động của các phương tiện vận tải, bảo đảm an toàn trước, trong khi mưa, bão xảy ra; phối hợp Cảng vụ đường thủy nội địa thường xuyên kiểm tra điều kiện an toàn các tàu thuyền du lịch đang neo đậu.
Phòng Quản lý Kết cấu hạ tầng giao thông, chủ trì triển khai công tác kiểm tra, khắc phục kịp thời các hư hỏng công trình hạ tầng giao thông, khắc phục hậu quả thiên tai, xử lý ùn tắc, bảo đảm giao thông đối với các công trình trên đường bộ, đường thủy nội địa đang khai thác. Tham mưu việc kiểm tra, đôn đốc các đơn vị trong việc thực hiện đảm bảo công tác phòng chống, khắc phục kịp thời hậu quả do mưa, bão gây ra.