Vấn đề quan tâm

Những chính sách kinh tế mới có hiệu lực từ tháng 11/20

Nguyễn Cúc 01/11/20 - 17:29

Nhiều chính sách về kinh tế sẽ có hiệu lực từ tháng 11/20 như quy định về mua cổ phiếu, mức lãi suất, hỗ trợ phát triển tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã...

Hỗ trợ phát triển tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã

Chính phủ ban hành Nghị định số 113/20/NĐ-CP ngày 12/9/20 quy định chi tiết một số điều của Luật Hợp tác xã.

Nghị định số 113/20/NĐ-CP quy định nhiều chính sách của nhà nước về hỗ trợ phát triển tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có hiệu lực từ ngày 1/11/20 như: Chính sách hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực; chính sách hỗ trợ thông tin; chính sách hỗ trợ xây dựng mạng lưới cung cấp dịch vụ tư vấn; chính sách hỗ trợ nhân rộng mô hình hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoạt động hiệu quả; chính sách hỗ trợ ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số; chính sách hỗ trợ tiếp cận và nghiên cứu thị trường; chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, trang thiết bị; chính sách hỗ trợ tư vấn tài chính và đánh giá rủi ro; chính sách hỗ trợ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp...

cphieu.jpg
Hình minh họa

Mua cổ phiếu không cần có đủ tiền khi đặt lệnh

Từ ngày 2/11, Thông tư số 68/20/TT-BTC ngày 18/9/20 sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư quy định về giao dịch chứng khoán trên hệ thống giao dịch chứng khoán; bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán; hoạt động của công ty chứng khoán và công bố thông tin trên thị trường chứng khoán chính thức có hiệu lực.

Thông tư sửa đổi, bổ sung việc nhà đầu tư phải có đủ tiền khi đặt lệnh mua chứng khoán, ngoại trừ các trường hợp: Nhà đầu tư giao dịch ký quỹ theo quy định; Tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài tham gia đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam mua cổ phiếu không yêu cầu có đủ tiền khi đặt lệnh theo quy định.

Quy định mới về mức lãi suất từ ngày 20/11/20

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành hàng loạt Thông tư quy định về mức lãi suất của tổ chức, cá nhân có hiệu lực từ ngày 20/11/20. Cụ thể:

Thông tư 46/20/TT-NHNN ngày 30/9/20 về quy định về việc áp dụng lãi suất đối với tiền gửi bằng đô la Mỹ của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Theo Thông tư, tổ chức tín dụng áp dụng lãi suất tiền gửi bằng đô la Mỹ không vượt quá mức lãi suất tối đa do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quyết định trong từng thời kỳ đối với tiền gửi của tổ chức và tiền gửi của cá nhân.

Lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đô la Mỹ quy định tại Thông tư này bao gồm các khoản chi khuyến mại dưới mọi hình thức, áp dụng đối với phương thức trả lãi cuối kỳ và các phương thức trả lãi khác được quy đổi theo phương thức trả lãi cuối kỳ.

Thông tư số 47/20/TT-NHNN ngày 30/9/20 sửa đổi khoản 3 Điều 3 Thông tư số 04/2022/TT-NHNN ngày 16/6/2022 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc áp dụng lãi suất rút trước hạn tiền gửi tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Một điểm đáng chú ý trong Thông tư số 47/20/TT-NHNN là quy định rõ ràng hơn về mức lãi suất áp dụng khi khách hàng rút tiền gửi trước hạn. Cụ thể, nếu khách hàng rút trước hạn toàn bộ số tiền gửi, tổ chức tín dụng sẽ áp dụng mức lãi suất tối đa bằng lãi suất tiền gửi không kỳ hạn thấp nhất của tổ chức tín dụng đó, theo từng đối tượng khách hàng hoặc loại đồng tiền đã gửi tại thời điểm rút trước hạn.

Thông tư 48/20/TT-NHNN 30/9/20 quy định về việc áp dụng lãi suất đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Trong đó, Thông tư nêu rõ lãi suất tiền gửi bằng đồng Việt Nam không vượt quá lãi suất tối đa với tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn dưới 1 tháng, có kỳ hạn từ 1 - dưới 6 tháng trong từng thời kỳ và từng loại hình tổ chức tín dụng.

Quy định trường hợp chỉ dẫn sai trong sở hữu công nghiệp

Thông tư số 6/20/TT-BKHCN ngày 30/9/20 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 11/20/TT-BKHCN ngày 26/6/20 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 99/2013/NĐ-CP ngày 29/8/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp có hiệu lực từ /11/20.

Thông tư bổ sung quy định trường hợp chỉ dẫn sai trong sở hữu công nghiệp. Theo đó, từ /11/20, việc chỉ dẫn sai được hiểu là việc ghi trên hàng hóa, bao bì hàng hóa cụm từ "được sản xuất theo hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp của…" hoặc chỉ dẫn có nghĩa tương tự bằng tiếng Việt/tiếng nước ngoài thuộc một trong các trường hợp:

Người sử dụng chưa được chuyển quyền sử dụng hợp pháp đối tượng sở hữu công nghiệp; có hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp những thông tin gồm tên, số hợp đồng… trong nội dung chỉ dẫn không chính xác.

Nguyễn Cúc