Chủ tịch nước: Đẩy mạnh đấu tranh phng, chống tham nhũng với tinh thần “khng c v ng cấm”
Chính trị - Ngày đăng : 13:54, 09/08/2016
Sáng 9/8, Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Trưởng Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương cùng đoàn công tác đã đến thăm và làm việc với Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao về kết quả công tác 7 tháng vừa qua và nhiệm vụ trọng tâm những tháng cuối năm 2016 của ngành Kiểm sát nhân dân.
Chủ tịch nước phát biểu tại buổi làm việc
Theo báo cáo của Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao, 7 tháng đầu năm nay, tình hình kinh tế xã hội có những chuyển biến tích cực, an ninh, chính trị, chủ quyền quốc gia được giữ vững và ổn định; trật tự, trị an xã hội được bảo đảm. Tuy nhiên, tình hình tội phạm có chiều hướng gia tăng và diễn biến phức tạp, số vụ án khởi tố mới tăng 2,3% so với cùng kỳ, trong đó, tội phạm về ma túy và tội phạm về môi trường tăng...
Ngành Kiểm sát đã thực hiện đồng bộ các giải pháp tăng cường trách nhiệm công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp như: công tác kiểm sát việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm đã được thực hiện chặt chẽ, hiệu quả, đã kiểm sát 100% quyết định, tỉ lệ giải quyết đạt trên 80%, số quá hạn giảm 6,1%. Trách nhiệm công tố trong giai đoạn điều tra được tăng cường, tiến độ giải quyết án nhanh hơn và chất lượng điều tra được nâng cao.
Bên cạnh đó, ngành Kiểm sát đã thực hiện nhiều biện pháp nâng cao chất lượng tranh tụng của kiểm sát viên tại phiên tòa, chất lượng, kỹ năng tranh tụng của kiểm sát viên tại phiên tòa đạt kết quả tốt hơn. Các trường hợp phải đình chỉ do hành vi không cấu thành tội phạm, Tòa án tuyên bị cáo không phạm tội giảm hơn 46% so với cùng kỳ năm 20; Công tác kiểm sát hoạt động tư pháp tiếp tục được tăng cường và hiệu quả hơn, nhất là kiểm sát việc giải quyết các vụ việc dân sự, hành chính, kinh doanh thương mại.
Những tháng cuối năm 2016, ngành kiểm sát phấn đấu không để xảy ra oan, sai và bỏ lọt tội phạm; có cơ chế, biện pháp giải quyết để giảm số đơn đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm đang tồn đọng; phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành liên quan xây dựng các văn bản hướng dẫn thi hành luật, nhất là các đạo luật mới về tư pháp... Viện Kiểm sát nhân dân tối cao cũng đề xuất một số kiến nghị với Đảng, Nhà nước nhằm tạo điều kiện hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ được giao, trong đó tập trung vào sự phân công, phối hợp, kiểm soát quyền lực nhà nước trong hoạt động tư pháp; về vị trí, vai trò của Viện Kiểm sát trong hệ thống chính trị và trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa hiện nay; kiện toàn, thành lập, tăng cường năng lực cho một số đơn vị trực thuộc, bảo đảm tính chuyên sâu, hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ trong tình hình mới; tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị và phương tiện làm việc, cải cách chế độ, chính sách đối với đội ngũ cán bộ...
Chủ tịch nước chụp ảnh lưu niệm với các cán bộ Viện Kiểm sát nhân dân tối cao
Tại buổi làm việc, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chủ tịch nước Trần Đại Quang ghi nhận, biểu dương và đánh giá cao những kết quả, thành tích mà ngành Kiểm sát đã đạt được trong thời gian qua. Chủ tịch nước cho rằng, với vai trò là một thiết chế đặc trưng trong bộ máy nhà nước, có chức năng thực hành quyền công tố, kiểm sát các hoạt động tư pháp nên yêu cầu, nhiệm vụ nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của ngành Kiểm sát đặt ra rất nặng nề.
Để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra, Chủ tịch nước yêu cầu ngành Kiểm sát cần tiếp tục quán triệt, thực hiện có hiệu quả các chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước. Chủ tịch nước Trần Đại Quang nhấn mạnh, Nghị quyết Đại hội XII của Đảng đã nêu rõ: “Tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện Chiến lược cải cách tư pháp, xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, từng bước hiện đại; bảo vệ pháp luật, công lý, quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa”. Trên tinh thần này, Chủ tịch nước đề nghị, ngành Kiểm sát tiếp tục quán triệt, thực hiện có hiệu quả các chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước về lĩnh vực tư pháp; tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo đảm công lý phải được thực thi, đề cao tinh thần “Thượng tôn pháp luật”; tập trung nghiên cứu, tham gia hoàn thiện dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự năm 20 và các dự án luật liên quan.
Bên cạnh đó ngành cần đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật sâu rộng dưới nhiều hình thức tới mọi tầng lớp nhân dân nhằm tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của cả hệ thống chính trị và toàn dân đối với hoạt động của ngành Kiểm sát nhân dân.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang cũng yêu cầu, ngành Kiểm sát cần tập trung nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp theo quy định của Hiến pháp năm 2013; nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, đặc biệt là tội tham nhũng; khắc phục tình trạng đơn đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm còn tồn đọng, kéo dài thời hạn giải quyết; kịp thời phát hiện, chấn chỉnh, xử lý các vi phạm trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án, với tinh thần không để lọt tội phạm, không để oan, sai. Chủ tịch nước nhấn mạnh: “Vừa qua, trong các cuộc tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội, cử tri cả nước hết sức quan tâm đến việc đấu tranh chống các loại tội phạm nói chung, đặc biệt là tội phạm tham nhũng. Các ngành tư pháp, trong đó có Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, phải tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, với tinh thần “không có vùng cấm”, không chịu bất cứ áp lực của cá nhân, tổ chức nào cản trở công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng. Đấu tranh phòng, chống tham nhũng với tinh thần kiên quyết, kiên trì, rõ đến đâu xử lý đến đó một cách nghiêm minh; xử lý đối tượng tham nhũng phải đồng thời với việc chú trọng thu hồi tài sản mà các đối tượng tham nhũng đã chiếm đoạt, hoặc làm thất thoát”.
Cùng với đó, Chủ tịch nước Trần Đại Quang cũng đề nghị, ngành Kiểm sát cần chú trọng xây dựng và tổ chức thực hiện tốt cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa Viện Kiểm sát các cấp với cơ quan điều tra, tòa án, các bộ, ngành và cấp ủy, chính quyền các cấp trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án; quan tâm công tác quản lý, giáo dục chính trị, tư tưởng, cải tiến lề lối làm việc, tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong thi hành công vụ, hạn chế đến mức thấp nhất vi phạm xảy ra; tiếp tục thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Nghị quyết Trung ương 4 (Khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”, gắn với đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị (Khóa XII).