Pháp đình

Bị cáo Đỗ Phú Huy: ‘Xin áp dụng nguyên tắc có lợi cho bị cáo’

Minh Đức - Quang Trung 06/11/20 - 17:47

So sánh về mặt pháp lý, tại Điều 179 Bộ luật Hình sự năm 1999 nhẹ hơn so với Điều 206 Bộ luật Hình sự năm 20. Do đó, bị cáo xin HĐXX áp dụng nguyên tắc có lợi cho bị cáo.

Chiều 6/11, TAND cấp cao tại TP.HCM tiếp tục với phần xét hỏi của đại diện VKS đối với các bị cáo đã được chủ toạ xét hỏi vào phiên xử sáng.

chau-bi-xet-xu.jpg
Phiên xét xử vụ án Vạn Thịnh Phát ở TAND cấp cao tại TP.HCM.

Hôm nay, bị cáo Trương Mỹ Lan (68 tuổi, cựu Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vạn Thịnh Phát), bị cáo Chu Lập Cơ (chồng bị cáo Lan) và nhóm các bị cáo được HĐXX xét hỏi trước đó thì hôm nay không cần đến toà, chỉ tham gia phiên toà qua hình thức trực tuyến tại Trại Tạm giam T30.

Mở đầu, đại diện VKS xét hỏi bị cáo Đỗ Phú Huy (cựu Chủ tịch Uỷ ban Kinh doanh và Đầu tư Ngân hàng SCB). Bị cáo Huy trình bày về hành vi phạm tội của mình trong khoảng thời gian từ năm 2012 đến 2022, trải dài trong 10 năm.

Bị cáo Huy nói “So sánh về mặt pháp lý, tại Điều 179 Bộ luật Hình sự năm 1999 nhẹ hơn so với Điều 206 Bộ luật Hình sự năm 20. Bà Trương Mỹ Lan là người chủ mưu cũng bị truy tố theo Điều 179. Do đó, bị cáo xin HĐXX áp dụng nguyên tắc có lợi cho bị cáo”.

Với vai trò tham mưu để HĐQT, Tổng giám đốc quyết định cấp tín dụng nên bị cáo Huy cho rằng mình không có quyền quyết định đối với quy trình cấp tín dụng tại SCB. Cho nên bị cáo Huy nói mình phạm tội mang tính chất thụ động, phụ thuộc; chỉ thực hiện theo chỉ đạo, không có động cơ, mục đích nào khác.

cac-bi-cao.jpeg
Các bị cáo tại Toà.

Bị cáo Huy nói mình chỉ là người làm công ăn lương, không hưởng lợi ích vật chất, nếu không thực hiện sẽ bị đuổi việc nên vai trò là thứ yếu, xin HĐXX xem xét.

Tiếp đó, bị cáo Huy nói đã nộp lại 100.000 cổ phần SCB để khắc phục hậu quả. Bị cáo Huy có nhân thân tốt, cha nhận Huân chương chiến công giải phóng vì có thành tích xuất sắc trong chiến dịch Tổng tấn công và nổi dậy mùa Xuân năm 1968. Mẹ được tặng Huy chương kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Về quá trình công tác, bị cáo Huy nói có nhiều đóng góp cho ngân hàng SCB. Trong gia đình, bị cáo Huy là lao động chính, hoàn cảnh gia đình đang rất khó khăn, con còn nhỏ. Do đó, bị cáo Huy xin HĐXX xem xét giảm nhẹ hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng.

chu-lap-co.jpeg
Bị cáo Chu Lập Cơ.

Theo hồ sơ, Đỗ Phú Huy đã ký 576 Tờ trình và Biên bản họp Ủy ban Kinh doanh và Đầu tư, 54 Biên bản họp Hội đồng Tín dụng Hội sở đồng ý cho 414 khách hàng thuộc Vạn Thịnh Phát của Trương Mỹ Lan. Hoạt động này vay 696 khoản tại Ngân hàng SCB, gây thiệt hại hơn 490.0 tỷ đồng. Đỗ Phú Huy biết các khoản vay trên là hợp thức hồ sơ, giải ngân, rút tiền để nhóm Trương Mỹ Lan sử dụng trái phương án vay.

Tại bản án sơ thẩm, HĐXX nhận định Đỗ Phú Huy giữ các chức danh quản lý, điều hành tại Ngân hàng SCB. Huy có thời gian dài làm việc và trải qua nhiều vị trí công tác. Có đủ chuyên môn nghiệp vụ trong lĩnh vực ngân hàng, biết rõ các nguyên tắc cấp tín dụng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước nhưng vẫn vi phạm.

Cụ thể, khách hàng thực tế không có nhu cầu vay vốn, không có khả năng tài chính để trả nợ, dự án, phương án sản xuất, kinh doanh được lập khống, vốn vay sử dụng không đúng mục đích, tài sản đảm bảo được nâng khống, không đủ tính pháp lý.

Bị cáo Huy được chỉ đạo đây là hồ sơ khách hàng VIP, do hội sở tiếp thị nên chỉ cần hợp thức và giải ngân mà không phải kiểm tra thực tế. Nếu có kiểm tra cũng chỉ mang tính hình thức nhằm qua mặt Tổ giám sát và các đoàn thanh tra.

Tuy nhiên, khi bị cáo Đỗ Phú Huy nhận thức được sai phạm khi thực hiện các khoản vay của nhóm Trương Mỹ Lan đã phản đối, chấp nhận nghỉ việc nên mức độ phạm tội có hạn chế…

Tại bản án sơ thẩm, TAND TP.HCM bị cáo Đỗ Phú Huy lãnh 14 năm tù về tội “Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng”.

VKSND cấp cao tại TP.HCM tiếp tục xét hỏi đối với các bị cáo khác.

Minh Đức - Quang Trung