Phát hành hơn 366.000 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp, lãi suất 10%/năm
Các ngân hàng thương mại đã phát hành tổng cộng .800 tỷ đồng, tiếp tục chiếm phần lớn trong các đợt phát hành mới.
10 tháng, phát hành hơn 366.000 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp
Theo báo cáo thị trường trái phiếu doanh nghiệp mới nhất của CTCP Xếp hạng Tín nhiệm Đầu tư Việt Nam (VIS Rating), lượng phát hành trái phiếu mới trong tháng 10/20 chỉ đạt 28.100 tỷ đồng, giảm một nửa so với mức 56.200 tỷ đồng của tháng 9.
Tuy nhiên, tính luỹ kế 10 tháng đầu năm nay, lượng phát hành trái phiếu mới đã đạt 366.000 tỷ đồng, cao hơn tổng mức phát hành của cả năm 2023. Nhiều doanh nghiệp có mức lãi suất cao trên 10%/năm.
Theo VIS Rating, các ngân hàng thương mại chiếm phần lớn đợt phát hành mới, với .800 tỷ đồng. Trong đó 20% là trái phiếu cấp 2 - trái phiếu mà ngân hàng phát hành nhằm tăng vốn phục vụ cho các hoạt động khác. Trái phiếu cấp 2 này có kỳ hạn 7- năm, lãi suất 6,5%-7,9% năm đầu.
Việc các ngân hàng thương mại đẩy mạnh huy động vốn qua kênh trái phiếu dù chi phí vốn đắt đỏ hơn so với lãi suất tiền gửi kỳ hạn 12 tháng được cho là nhằm bổ sung cơ cấu vốn trung, dài hạn trong bối cảnh nhu cầu vay vốn đang dần phục hồi.
Về kế hoạch phát hành sắp tới, HĐQT Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam (Mã: EIB) đã thông qua phương án phát hành trái phiếu riêng lẻ trong quý IV/20 với tổng giá trị tối đa 3.000 tỷ đồng.
Đây là lô trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền, không có tài sản đảm bảo, mệnh giá 100 triệu đồng/trái phiếu. Trái phiếu có kỳ hạn 3 năm với lãi suất cố định tối đa 5,5%/năm.
Ngoài ra, HĐQT Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank – Mã: VCB) đã thông qua phương án phát hành riêng lẻ trái phiếu xanh trong năm 20 với tổng giá trị tối đa 2.000 tỷ đồng.
Đây là trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền và không có tài sản đảm bảo với mệnh giá 1 tỷ đồng/trái phiếu và kỳ hạn 2 năm.
Đáng chú ý, VIS Rating thống kê trong tháng 10 này, số tổ chức phát hành có hồ sơ tín nhiệm ở mức "dưới trung bình" hoặc yếu hơn chỉ chiếm tỷ trọng 11%, đã cải thiện hơn so với tháng trước. Trong đó, tổ chức phát hành có hồ sơ tín nhiệm yếu trong tháng thuộc về nhóm phi tài chính
Gần 66.000 tỷ đồng trái phiếu đáo hạn trong hai tháng cuối năm nay
Theo dữ liệu Hiệp hội Thị trường Trái phiếu Việt Nam (VBMA) tổng hợp từ HNX và SSC, tính đến ngày công bố thông tin 31/10, có 21 đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ trị giá 19.678 tỷ đồng và 4 đợt phát hành ra công chúng trị giá 1.800 tỷ đồng trong tháng 10.
Lũy kế 10 tháng đầu năm nay, có 316 đợt phát hành riêng lẻ trị giá 304.000 tỷ đồng và 19 đợt phát hành ra công chúng trị giá 28.854 tỷ đồng.
VBMA cũng cho biết, trong tháng 10, các doanh nghiệp đã mua lại 12.772 tỷ đồng trái phiếu trước hạn, giảm 28% so với cùng kỳ.
Trong hai tháng cuối của năm 20, ước tính sẽ có khoảng 65.685 tỷ đồng trái phiếu đáo hạn, trong đó phần lớn là trái phiếu bất động sản với 26.255 tỷ đồng, tương đương 40%.
Về tình hình công bố thông tin bất thường, có 1 mã trái phiếu chậm trả gốc và lãi mới với tổng giá trị 2.658 tỷ đồng.
Trên thị trường thứ cấp, tổng giá trị giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ trong tháng 10 đạt 121.223 tỷ đồng, bình quân đạt 5.271 tỷ đồng/phiên, tăng 14% so với bình quân tháng 9.
Giới phân tích dự báo, hoạt động phát hành trái phiếu doanh nghiệp sẽ sôi nổi hơn khi bước sang quý IV, nhu cầu vốn của doanh nghiệp phục hồi trong bối cảnh thị trường bất động sản bắt đầu ấm dần cũng như nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh đang tích cực theo đà phục hồi của nền kinh tế. Theo đó, nhóm ngân hàng sẽ tiếp tục đẩy mạnh phát hành trái phiếu nhằm bổ sung vốn để đáp ứng nhu cầu cho vay.