Tin địa phương

Nghệ An: Quyết liệt phòng chống Dịch tả lợn Châu Phi

Trần Tú 16/11/20 - 22:10

Trước tình hình Dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP) tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường và gây thiệt hại không nhỏ cho người chăn nuôi, ngày /11/20, UBND tỉnh Nghệ An đã có Chỉ thị 45/CT-UBND về tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh DTLCP.

Từ đầu năm 20 đến nay, trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã xảy ra 4 ổ dịch bệnh Dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP) tại các huyện, thành, thị với tổng số lợn buộc tiêu hủy 9.955 con. Nguyên nhân một phần vì chưa có vắc xin phòng bệnh cho các loại lợn nái, lợn hậu bị, lợn đực, phần vì ý thức của người dân trong công tác phòng dịch chưa cao.

dtlcp2_1120222718_728.jpg
Khoanh vùng, tiêu độc khử trùng hạn chế dịch bệnh lây lan

Hiện nay mới chỉ có vắc xin phòng bệnh cho lợn thịt từ 4 tuần tuổi, nên nguy cơ dịch tái phát trở lại là rất cao. Từ thực tế đó, việc tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền sâu rộng để nâng cao nhận thức, ý thức của người chăn nuôi về tính chất nguy hiểm của bệnh DTLCP, nguy cơ dịch bệnh lây lan, tái phát, các biện pháp phòng chống dịch bệnh và sử dụng vắc xin DTLCP để tiêm phòng cho đàn lợn thịt là điều cần thiết nhất lúc này.

Qua các đợt dịch xảy ra chủ yếu tại các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, không đảm bảo an toàn dịch bệnh. Để triển khai các biện pháp chống dịch bệnh DTLCP, UBND tỉnh đã ban hành Chỉ thị số 28/CT-UBND ngày 08/8/20, Công điện khẩn số 43/CĐ-UBND ngày 30/10/20 chỉ đạo Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống bệnh DTLCP nhưng công tác phòng, chống dịch bệnh tại một số địa phương chưa quyết liệt, hiệu quả chưa cao.

Do đó, ngày /11/20 UBND tỉnh đã có Chỉ thị 45/CT-UBND về tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh DTLCP. Hiện nay, toàn tỉnh đang còn trên 60 ổ DTLCP chưa qua 21 ngày.

Qua trao đổi, ông Đặng Văn Minh – Chi Cục trưởng Chi Cục Chăn nuôi và Thú y cho biết: Trong 2 năm qua, toàn tỉnh Nghệ An tiêm phòng hơn 6.500 liều vắc xin. Chi Cục cũng đã khuyến cáo người dân nuôi lợn thịt tham gia tiêm phòng đầy đủ. Đồng thời, hướng dẫn các xã, thôn xóm đang trong vòng an toàn để tiêm phòng trên tinh thần tự nguyện của người dân.

Đặc biệt, lợn giống phải có nguồn gốc rõ ràng, khỏe mạnh, lựa chọn chuồng trại phải được xử lý sạch sẽ. Tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin, còn đối với DTLCP khuyến cáo phải tiêm phòng cho đàn lợn thịt 4 tuần tuổi trở lên, chăm sóc nuôi dưỡng tốt. Khi lợn có biểu hiện lâm sàng như ốm, bỏ ăn phải báo cáo với cơ quan chức năng để kịp thời có phương án. Đối với những tháng cuối năm nếu người chăn nuôi có ý định tăng đàn phải đảm bảo các điều kiện về chăn nuôi để tránh rủi ro do dịch gây ra.

dtlcp4_1120222529_728.jpg
Dịch tả lợn Châu Phi phải tiêu hủy

Cụ thể, tại huyện Yên Thành dịp bùng phát bệnh vừa rồi chủ yếu xảy ra ở các nông hộ chăn nuôi nhỏ lẻ trong khu dân cư nên công tác phòng chống cực kỳ khó khăn. Điều này đến từ 2 nguyên nhân, trước là ý thức của người dân, sau nữa là công tác phòng chống dịch chưa chủ động.

Đợt dịch này hộ bị chết nhiều nhất là gia đình chị Nguyễn Thị Lý ở xóm Phúc Giang xã Phúc Thành tiêu hủy 5 con lợn thịt với trọng lượng 264kg. Trong tháng 10 vừa rồi toàn huyện có 12 xã có dịch xảy ra tại 73 xóm của 136 hộ tiêu hủy 465 con, trọng lượng 22.827kg. Qua số liệu có thể khẳng định, số lượng lợn nhiễm bệnh không nhiều nhưng diễn ra tại nhiều xã, nhiều hộ trên địa bàn toàn huyện.

Bà Đào Thị Điểm – Phó Phòng Nông nghiệp huyện Yên Thành cho biết: Để hạn chế dịch bệnh, huyện chỉ đạo các xã tăng cường công tác tuyên truyền trên hệ thống loa truyền thông của xã, xóm để người dân nắm được cách phòng chống dịch. Đồng thời, tiêu độc khử trùng để tiêu diệt mầm bệnh từ ngoài vào cũng như các biện pháp phòng chống các động vật gây hại như ruồi, muỗi, chuột mang mầm bệnh từ bên ngoài vào; Tăng cường công tác thống kê tổng đàn, phải có kế hoạch cụ thể đến từng hộ để thực hiện các biện pháp; Thực hiện kiểm soát giết mổ, vận chuyển trên địa bàn để kiểm soát các đối tượng giết mổ động vật chết, gây bệnh;…

dtlcp1_1120222806_728.jpg
Tiêm phòng là biện pháp an toàn nhất để phòng dịch.

Trang trại lợn khoảng 1.000 con của gia đình anh Lưu Xuân Hùng, xóm Nam Lai xã Phú Thành (Yên Thành) cũng từng bị loại bệnh này “ghé thăm” vào năm 2019 buộc phải tiêu hủy 100 con có trọng lượng khoảng 80kg/con nhưng từ đó đến nay trang trại chưa xảy ra lần nào nữa.

Chia sẻ về kinh nghiệm phòng chống bệnh DTLCP, anh Hùng cho biết: Sau khi dịch xảy ra, công tác phòng chống cũng như xử lý chuồng trại rất quan trọng, phải cách ly và tuân thủ nghiêm ngặt để dịch bệnh không lây lan sang các trại khác. Đối với chuồng nuôi có lợn bị nhiễm bệnh, đầu tiên phải rắc vôi cục đều khắp chuồng, sau đó hòa vôi bột với nước vừa phải để xử lí chuồng trại, khi phun xong đóng kín cửa cả tháng. Khu vực bán kính khoảng 5m đối với chuồng nuôi có lợn bị nhiễm bệnh cũng phải xử lý kỹ. Đặc biệt, công nhân chăm lợn phải tuân thủ nghiêm ngặt khi chăm sóc lợn, tránh giao tiếp với bên ngoài để đảm bảo dịch không lây lan.

“Nhằm hạn chế dịch lây lan, ngoài các văn bản chỉ đạo về phòng chống DTLCP, huyện Yên Thành còn đặc biệt thành lập các tổ phản ứng nhanh, tổ xử lý tiêu hủy,…giám sát chặt chẽ. Nhận định trong thời gian tới dịch bệnh còn xảy ra vì thời tiết đang giao mùa.

Do đó, các hộ chăn nuôi cần tiêm phòng đầy đủ và chủ động phòng chống dịch bệnh trong thời gian tới”, ông Nguyễn Trọng Hương – Giám đốc Trung tâm dịch vụ Nông nghiệp huyện Yên Thành cho biết.

Trần Tú